agribank-vietnam-airlines

Vùng đất đỏ Bazan Gia Lai - Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 3)

Hoài Nam – Xuân Huy
Hoài Nam – Xuân Huy  - 
Tỉnh Gia Lai đang tiếp tục nỗ lực triển khai hiệu quả các chỉ thị và kết luận của Ban Bí thư về giảm nghèo bền vững. Việc ưu tiên nguồn lực cho tín dụng chính sách được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò là “chìa khoá” then chốt để mở ra cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
aa
Vùng đất đỏ Bazan Gia Lai - Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 1) Vùng đất đỏ Bazan Gia Lai - Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 2)

Kỳ 3: Tín dụng chính sách - "Chìa khóa" then chốt cho mục tiêu giảm nghèo

Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã tặng Giấy khen cho 07 tập thể, 04 cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã tặng Giấy khen cho 07 tập thể, 04 cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội
Trong 9 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Gia Lai đạt 87,8 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Gia Lai đạt 87,8 tỷ đồng

Ưu tiên nguồn lực, “rót” vốn tín dụng đến từng hộ nghèo

Trong nhiều năm qua, tỉnh Gia Lai đã chú trọng công tác tín dụng chính sách, đặc biệt là nâng cao vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương. Ông Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, chỉ ra rằng tín dụng chính sách không chỉ là công cụ tài chính mà còn là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách, Gia Lai đang nỗ lực nâng cao nhận thức và quán triệt sâu rộng các văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa của tín dụng chính sách. Tỉnh cũng đã bố trí kịp thời nguồn tài chính, tích hợp các chương trình mục tiêu quốc gia vào quyết định đầu tư công và các dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 15% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện và tuyên truyền về hoạt động tín dụng chính sách. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi đặc thù cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Theo ông Nguyễn Triều Quang, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Gia Lai, trong thời gian qua, Chi nhánh và các phòng giao dịch đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Mục tiêu là nâng cao vai trò quản lý vốn tín dụng, đặc biệt là hỗ trợ UBND tỉnh và các cấp huyện chuyển nguồn vốn ngân sách qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 87,8 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh chuyển 50 tỷ đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố chuyển 37,8 tỷ đồng, với 10 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch vốn.

Ngoài ra, thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Gia Lai và 4 đơn vị cấp huyện đã chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù, với tổng số tiền 6,3 tỷ đồng. Điều này đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này có thêm cơ hội làm lại cuộc đời, tái hoà nhập với cộng đồng.

Ông Hoàng Minh Tế, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, đánh giá: “Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội của Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn nhưng UBND tỉnh và các địa phương luôn quan tâm chỉ đạo, ưu tiên chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Nhờ đó, hầu hết các nhiệm vụ và kế hoạch được giao đều đạt kết quả cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó có 644 tỷ đồng vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình và 1.190 tỷ đồng vốn lồng ghép từ các chương trình. Riêng năm 2024, tổng nguồn vốn giải ngân cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt trên 177 tỷ đồng. Nguồn vốn dồi dào đã mang lại hiệu quả tích cực, cải thiện đời sống và thay đổi diện mạo cho các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
TGĐ NHCSXH tặng Giấy khen cho 04 tập thể, 08 cá nhân kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội vì đã có thành tích đóng góp trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
TGĐ NHCSXH tặng Giấy khen cho 04 tập thể, 08 cá nhân kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội vì đã có thành tích đóng góp trong 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Nhờ triển khai đồng bộ, lồng ghép hiệu quả các chương trình giảm nghèo với chính sách tính dụng ưu đãi, qua đó số hộ nghèo người ĐBDTTS đã giảm từ 34.387 hộ (2022) xuống còn 21.377 hộ (2024)
Nhờ triển khai đồng bộ, lồng ghép hiệu quả các chương trình giảm nghèo với chính sách tính dụng ưu đãi, qua đó số hộ nghèo người ĐBDTTS đã giảm từ 34.387 hộ (2022) xuống còn 21.377 hộ (2024)
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này có thêm cơ hội làm lại cuộc đời, tái hoà nhập với cộng đồng, Gia Lai chuyển 6,3 tỷ đồng vốn ngân sách uỷ thác
Nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này có thêm cơ hội làm lại cuộc đời, tái hoà nhập với cộng đồng, Gia Lai chuyển 6,3 tỷ đồng vốn ngân sách uỷ thác

Nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Theo ông Kpă Đô, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, các chính sách tín dụng ưu đãi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số được thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Tín dụng chính sách đã được triển khai đến 100% các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, chính nhờ hoạt động tín dụng chính sách giúp thúc đẩy tinh thần tự lực, tự chủ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Các mục đích vay vốn đa dạng, thời gian vay linh hoạt, lãi suất điều chỉnh theo từng thời kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Nhờ triển khai đồng bộ và lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo với chính sách tín dụng ưu đãi, qua đó số hộ nghèo người dân tộc thiểu số đã giảm từ 34.387 hộ năm 2022 xuống còn 21.377 hộ vào năm 2024. Kết quả này càng khẳng định tín dụng chính sách xã hội là giải pháp ưu việt của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bà Rcom Sa Duyên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Gia Lai, cho biết theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 dự kiến còn 4,05% vào cuối năm 2025, với mức giảm hộ nghèo chung là 2,02% và hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%. Để đạt mục tiêu này, tỉnh cam kết tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn uỷ thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của nhân dân và tăng cường hỗ trợ các thông tin, chính sách cần thiết đến với người dân, đồng bào dân tộc thiểu số.

Với những nỗ lực không ngừng, Gia Lai đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, hướng tới một xã hội công bằng, phồn vinh và hạnh phúc hơn cho mọi người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Hoài Nam – Xuân Huy

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data