agribank-vietnam-airlines

Vùng đất đỏ Bazan Gia Lai - Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách (Kỳ 2)

Hoài Nam – Xuân Huy
Hoài Nam – Xuân Huy  - 
Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp và Nhân dân công nhận là chủ trương đúng đắn, sáng tạo và mang tính nhân văn sâu sắc. Tại tỉnh Gia Lai, chính sách này không chỉ khẳng định vai trò là cầu nối vững chắc giữa Đảng với Nhân dân, mà còn góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đáp ứng nguyện vọng và sự mong mỏi của đông đảo người dân trong tỉnh.
aa

Kỳ 2: Cầu nối vững chắc giữa Đảng với Nhân dân

Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư
Tỉnh ủy Gia Lai đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư

Hơn nữa triệu hộ nghèo thụ hưởng vốn tín dụng chính sách

Kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư vào năm 2014, tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác tín dụng chính sách. Tín dụng chính sách đã được triển khai đến 100% các địa phương trong tỉnh, với mức tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm đạt trên 10%. Tính đến cuối tháng 9/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách tại Gia Lai đã vượt 7.300 tỷ đồng, tăng hơn 4.400 tỷ đồng so với năm 2014, phục vụ cho hơn 156.000 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo thống kê, tổng doanh số cho vay theo Chỉ thỉ số 40 đã vượt mốc 16.800 tỷ đồng, với hơn 500.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đáng chú ý, số tiền cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt hơn 8.000 tỷ đồng, chiếm trên 47,5% tổng doanh số cho vay, hỗ trợ 250.000 hộ vay vốn. Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, Gia Lai đã xây dựng 242.017 công trình nước sạch xây dựng và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia; hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà cho hộ nghèo và người dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Hữu Nghị, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Gia Lai, cho biết chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nợ xấu giảm 50% so với năm 2014, từ 0,45% xuống chỉ còn 0,22%. Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, các cấp chính quyền địa phương đã huy động mọi nguồn lực, đồng thời dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Tổng nguồn vốn ủy thác hiện đã lên tới hơn 480 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng nguồn vốn, tăng 440 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW. Những nỗ lực này đã góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới số tại địa phương.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khẳng định: “Toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh đều nhận thức rõ vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong việc hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách. Đây không chỉ là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương ở các cấp trong triển khai tín dụng chính sách xã hội, mà còn là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.”

Ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khẳng định toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh đều nhận thức rõ vai trò của TDCSXH trong việc hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách
Ông Rah Lan Chung, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, khẳng định toàn bộ hệ thống chính trị trong tỉnh đều nhận thức rõ vai trò của TDCSXH trong việc hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách
Theo NHCSXH Gia Lai, tính đến tháng 9/2024, tổng nguồn vốn uỷ thác tín dụng chính sách của thành phố Pleiku đã đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2023
Theo NHCSXH Gia Lai, tính đến tháng 9/2024, tổng nguồn vốn uỷ thác tín dụng chính sách của thành phố Pleiku đã đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2023
Tổng doanh số cho vay theo Chỉ thỉ số 40 của Gia Lai đã vượt mốc 16.800 tỷ đồng, với hơn 500.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn
Tổng doanh số cho vay theo Chỉ thỉ số 40 của Gia Lai đã vượt mốc 16.800 tỷ đồng, với hơn 500.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn

Triển khai hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu

Tại huyện Kbang, nơi có gần 48% số hộ là người dân tộc thiểu số và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trung bình hằng năm đã giảm 2% chỉ trong vài năm thực hiện Chỉ thị số 40. Tổng doanh số cho vay trên địa bàn huyện đã đạt trên 1.000 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt hơn 800 tỷ đồng. Tổng dự nợ hiện đạt 500 tỷ đồng với hơn 7.500 hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, nguồn vốn ngân sách huyện uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đạt 12 tỷ đồng, bổ sung vốn từ nguồn thu lãi là 1 tỷ đồng. Nhờ những nỗ lực này, nguồn vốn chính sách xã hội được triển khai 100% các thôn làng, tổ dân phố; hỗ trợ cho hơn 29.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn sản xuất, trong đó có 1.381 hộ vượt qua ngưỡng nghèo.

Ông Nguyễn Hữu Tuyến, Bí thư Huyện uỷ Kbang, cho biết: “Chúng tôi xác định hoạt động tín dụng chính sách là nội dung cực kỳ quan trọng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân. Do đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã quán triệt sâu sắc nội dung này đến từng cơ sở Đảng trực thuộc.”

Còn tại thành phố Pleiku, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt nhờ vào việc triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèo. Theo số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo tại đây hiện chỉ còn 0,23% (148 hộ nghèo với trên 600 khẩu), trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm mạnh từ 2,94% (năm 2021) xuống còn 1,28% (năm 2024).

Ông Nguyễn Hữu Sung, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku, cho biết thành công này đến từ việc thành phố triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và chính sách hỗ trợ thiết thực. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, các cấp ủy và chính quyền địa phương đã chú trọng đến việc chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách. Đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách của thành phố Pleiku ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã vượt mốc 18 tỷ đồng. Doanh số cho vay từ đầu năm 2024 đến nay đạt 96 tỷ đồng, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2023, phục vụ cho 2.600 khách hàng.

Thực tế cho thấy, chỉ sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 40, hiệu quả rõ rệt đã được ghi nhận, với tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Gia Lai giảm sâu từ trên 23% năm 2014 xuống còn hơn 8% vào cuối năm 2023. Toàn tỉnh hiện còn khoảng 23.886 hộ nghèo, chiếm 6,07%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 21.377 hộ, chiếm 12,71%. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn 34.546 hộ, chiếm 8,77%, giảm 0,44% so với năm 2023, trong đó hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 27.671 hộ, chiếm 16,45%, giảm 0,42%.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, kết quả này đã minh chứng cho chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng, phù hợp giữa chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi với tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Các chương trình tín dụng chính sách được triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, có hiệu quả.

“Tín dụng chính sách không chỉ là cây cầu nối vững chắc giữa Đảng và Nhân dân, mà còn trở thành đòn bẩy quan trọng trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại địa phương”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Kỳ 2-Từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố Pleiku đã giảm từ 0,56% xuống còn 0,23%
Từ năm 2022 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố Pleiku đã giảm từ 0,56% xuống còn 0,23%
Hoài Nam – Xuân Huy

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data