agribank-vietnam-airlines

Vun bồi "gia tài" xanh của người nghèo Bắc Kạn (Bài 1)

Hương Giang – Trà Giang
Hương Giang – Trà Giang  - 
Bắc Kạn - một trong những vùng khó khăn của cả nước nhưng thiên nhiên đã ban tặng cho họ một món quà vô giá là rừng. Rừng Bắc Kạn không chỉ mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mà còn ẩn chứa nguồn tài nguyên vô giá, là "của để dành" để người dân, nhất là những người nghèo, đối tượng chính sách phát triển kinh tế để thoát nghèo.
aa

Bài 1: Gieo vốn ưu đãi để ươm rừng

Đặc biệt quan tâm đến rừng

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có độ che phù rừng lớn, ngoài ra có những hồ nước tự nhiên lớn và là đầu nguồn của nhiều sông, suối... Vì vậy, Bắc Kạn thường được ví như “lá phổi xanh”, “máy lọc không khí tự nhiên” của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Ông Nguyễn Đăng Bình - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn các nhiệm kỳ từ năm 2010 đến nay luôn đề ra các mục tiêu phát triển rừng và kinh tế rừng đưa vào nghị quyết. Nhờ đó, hiện có trên 70% người dân Bắc Kạn sinh sống có thu nhập từ việc trồng rừng và kinh tế khác từ rừng; ngành chế biến gỗ rừng trồng xuất khẩu cũng đóng vai trò chính của lĩnh vực sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn những năm qua và chắc chắn là cả trong tương lai. Trước những kết quả trên, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo vệ rừng tự nhiên; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng; coi trọng phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững ở các vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số.

Đồng hành cùng địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển lợi thế của địa phương, ông Hà Sỹ Côn, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn cho biết, thời gian qua, NHCSXH tỉnh đã đẩy mạnh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn để phát triển kinh tế từ rừng. Hướng đi này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu của nhiều người dân, người nghèo và các đối tượng chính sách chọn rừng để phát triển kinh tế và làm “của để dành” cho tương lai.

Bám rừng để thoát nghèo bền vững

Bà Hoàng Thị Huyền cùng cán bộ NHCSXH bên rừng mỡ trên 2 năm tuổi (Ảnh: Trà Giang)
Bà Hoàng Thị Huyền cùng cán bộ NHCSXH bên rừng mỡ trên 2 năm tuổi (Ảnh: Trà Giang)

Đến thăm gia đình bà Hoàng Thị Huyền (thôn Nà Liền, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn) vào một ngày cuối thu, người phụ nữ mang dáng người gầy gò với đôi mắt sáng, đang tỉ mẩn kiểm tra từng cây mỡ non mới trồng. Năm nay, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi 100 triệu đồng từ NHCSXH, gia đình bà đã có điều kiện mở rộng diện tích trồng rừng lên tới năm nghìn cây. Cả khu đồi trọc trước kia giờ đã được phủ xanh bởi những chồi non mơn mởn.

Bà Huyền nâng niu từng cây mỡ như nâng niu đứa con thơ vì bà bảo vốn liếng của gia đình chẳng có gì ngoài đôi bàn tay chai sần và mảnh đất cằn cỗi, rừng chính là kế sinh nhai, là nguồn sống của cả gia đình. Nhờ có rừng, gia đình bà có của ăn của để, con cái được nuôi dưỡng lớn khôn từng ngày. Bà Huyền cũng tin rằng, rừng mỡ mà bà đang hết lòng chăm sóc sẽ là "của để dành" cho con cháu mai sau, giúp chúng thoát khỏi cảnh nghèo khó, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no. Tình yêu rừng với bà Huyền còn được nhân lên khi vợ chồng bà nhận chăm sóc, bảo vệ rừng do nhà nước giao. Mỗi năm bà được nhận 100.000 đồng/bung (10 bung là 1 ha). Số tiền tuy không nhiều, nhưng cũng đủ để bà mua thêm gạo, thêm muối, cải thiện bữa ăn cho gia đình.

Cách Chợ Đồn gần 100km, nằm ở lưng chừng núi Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng (xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), bên cạnh việc chăm sóc một vụ lúa, bà con còn tập trung trồng rừng trúc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Vừa dẫn đường cho chúng tôi, bà Triệu Thị Tầm hào hứng kể về khu rừng trúc rộng hơn 2ha từ nguồn vốn vay của NHCSXH của bà trên đỉnh dốc bằng niềm tự hào mộc mạc của người vùng cao. Từ khi tuyến đường liên thôn Nà Pài - Phiêng Phàng được bê tông, mở rộng, bà cùng nhiều người dân trong thôn càng có điều kiện phát triển kinh tế hơn. Rừng trúc của bà nằm ở lưng chừng núi nên đường khó đi hơn, dốc hầu như toàn đất, trên mặt phủ lớp sỏi nhỏ và điểm xuyết những ổ gà đủ sức nuốt trọn bánh xe nếu chẳng may sa lầy. Vượt qua hết cung đường hiểm trở, lên đến rừng trúc nhiệt độ giảm đến 3 - 4 độ, không khí không lành dường như xóa tan mọi mệt mỏi vừa trải qua.

Bà Triệu Thị Tầm chia sẻ về cách bà phát triển kinh tế từ rừng với cán bộ NHCSXH (Ảnh: Trà Giang)
Bà Triệu Thị Tầm chia sẻ về cách bà phát triển kinh tế từ rừng với cán bộ NHCSXH (Ảnh: Trà Giang)

Bà Triệu Thị Tầm cho biết, trúc ở khu rừng này chủ yếu được người dân sử dụng để bán thương phẩm hoặc bán cho thương lái, cây trúc to từ 5m trở lên bán được 5.500-6.000 đồng/m, 1 năm tỉa 3-4 lần. Bà chỉ tỉa dần để bán, thu hoạch hàng loạt gây thiệt hại lớn cho rừng nên bà không làm, kể cả người bán buôn đến mua cũng không bán để rừng có thời gian phát triển. Tuy nhiên, bà cũng nhận thấy, giá bán như vậy không cao, thương lái thường vào tận rừng chọn những cây to, chắc để chặt, hơn 2ha của bà tính ra chỉ cho thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi lần chặt nên bà nhận ra rằng, không gì tốt bằng việc bản thân chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm.

Thay vì chờ thương lái đến cò kè bớt một thêm hai, bà giữ cây trúc lại với Phiêng Phàng. Cái bà bán giờ không còn là cây trúc nữa, mà bà bán luôn cả giá trị phi vật thể, bán luôn cả những nét văn hóa độc đáo cho du khách bằng việc liên kết cùng 3 người con trai mở khu du lịch rừng trúc kết hợp thưởng thức cá tầm, cá hồi… Ngoài làm cảnh quan thu hút khách du lịch, rừng trúc còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề đan lát truyền thống của bà con người Dao Quế Lâm tại địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập trong lúc nông nhàn, đặc biệt là cho phụ nữ. Không chỉ làm "cầu nối" giữa rừng và kinh tế, bà Triệu Thị Tầm còn làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Phiêng Phàng để đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến được với nhiều người nghèo, đối tượng chính sách trong thôn vươn lên thoát nghèo bền vững giống như gia đình bà.

Mặc dù diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với tổng diện tích có rừng, nhưng năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng của Bắc Kạn mang lại hiệu quả chưa cao. Khảo sát sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cây keo với chu kỳ kinh doanh từ 5-7 năm, bình quân thu được khoảng từ 80-100 triệu đồng/ha; cây mỡ với chu kỳ kinh doanh từ 10-12 năm, bình quân thu được khoảng từ 100-120 triệu đồng/ha…

Một thực tế đặt ra, với chu kỳ khoảng 10 năm, chỉ thu được khoảng 100 triệu đồng/ha, bình quân mỗi năm được khoảng 10 triệu đồng/ha là rất thấp, trong khi, người dân còn phải mất chi phí khai thác, vận chuyển. Chu kỳ chăm sóc đến khi khai thác kéo dài trong khi người dân thiếu nguồn thu nhập khác dẫn tới tình trạng “bán rừng non” khi cây chưa sinh trưởng đủ sinh khối. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành trình mở rộng và bảo vệ “lá phổi xanh” cũng như hiệu quả kinh tế từ rừng của tỉnh Bắc Kạn.

Hương Giang – Trà Giang

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data