agribank-vietnam-airlines

Việt Nam tiếp tục “hút” kiều hối

Hạ Chi thực hiện
Hạ Chi thực hiện  - 
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2023 sẽ tiếp tục giữ phong độ ổn định như những năm gần đây, thậm chí có thể tăng thêm nhờ môi trường kinh doanh hấp dẫn, chính sách lãi suất, tỷ giá hỗ trợ đắc lực trong việc thu hút kiều hối.
aa
viet nam tiep tuc hut kieu hoi Kiều hối - nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế
viet nam tiep tuc hut kieu hoi Chủ động tạo lập nguồn kiều hối ổn định, bền vững
viet nam tiep tuc hut kieu hoi
TS. Nguyễn Đức Độ

Ông có nhận định thế nào về nguồn kiều hối của nước ta trong thời gian qua?

Thực tế, Việt Nam luôn được đánh giá là nước có nguồn kiều hối tương đối ổn định. Với hàng triệu kiều bào đang sinh sống, làm việc ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiềm lực tài chính của Việt kiều ngày một tăng, lượng kiều hối về Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, không chỉ ở số lượng mà cả về chất lượng.

Minh chứng là trong năm 2022, đã có nhiều ý kiến lo ngại về lượng kiều hối sẽ giảm mạnh do tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới, giá dầu, giá lương thực tăng cao ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, khiến họ giảm bớt lượng tiền gửi về gia đình. Tuy nhiên thực tế, số liệu thống kê cho thấy, dòng kiều hối về Việt Nam trong năm vừa qua vẫn khá tốt so với các năm trước. Không chỉ năm 2022, mà trong nhiều năm gần đây, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam rất ổn định, dù khó khăn, đồng bào ta ở nước ngoài vẫn gửi tiền về hỗ trợ gia đình.

Nguyên nhân nguồn kiều hối tăng trưởng tích cực trong bối cảnh thế giới nhiều biến động là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều. Người dân ngày càng cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực của môi trường kinh doanh trong nước, cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô là những yếu tố khuyến khích kiều bào chuyển tiền về cho người thân đầu tư trong nước.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của chính sách tiền tệ trong việc thu hút kiều hối?

Việc thu hút kiều hối phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh doanh ổn định, nhiều chính sách hấp dẫn. Để thu hút kiều hối, điều kiện tiên quyết là giữ ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt. Thời gian qua, chính sách tiền tệ đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Ngoài ra, việc duy trì chính sách lãi suất thực dương, tỷ giá ổn định… cũng là những yếu tố quan trọng giúp thu hút kiều hối.

Có thể khẳng định rằng, kiều hối có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Bởi kiều hối giúp cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán của Việt Nam. Qua đó có điều kiện để thực hiện các chính sách về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và nhất là tăng dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ góp phần củng cố tiềm lực tài chính nói chung và tiềm lực tài chính đối ngoại nói riêng của Việt Nam, làm cơ sở hoạch định chính sách ngoại hối. Đồng thời kiều hối cũng hỗ trợ và phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ của NHTW. Vì vậy, theo tôi quan sát, NHNN luôn luôn có chính sách thu hút tốt nguồn lực này.

Vậy về phía các NHTM cần làm gì để thu hút nguồn kiều hối thời gian tới?

Ở góc độ các NHTM, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều còn giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Khi dòng kiều hối được chuyển qua kênh ngân hàng nhiều hơn, các ngân hàng sẽ có cơ hội tăng thu hút tiền gửi từ chuyển đổi ngoại tệ sang VND, thêm nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Hơn nữa, kiều hối chuyển qua kênh chính thức còn giúp tổ chức tín dụng tiếp cận các hộ gia đình, cung cấp dịch vụ tài chính, tạo cơ hội cho họ quản lý tài chính cá nhân, hạn chế rủi ro tài chính.

Hiện nay, dù các NHTM vẫn là kênh chuyển kiều hối chính nhưng cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các công ty kiều hối. Chính vì vậy, bản thân các nhà băng cần có chính sách thu hút kiều hối tốt hơn, thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự thuận tiện, đơn giản trong các thủ tục, nhiều ưu đãi hấp dẫn… đồng thời có các sản phẩm đi kèm như dịch vụ đầu tư để tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực này qua việc tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư tốt, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, đi kèm với đó là chính sách cởi mởi, hấp dẫn dành cho Việt kiều.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data