Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài 452,1 triệu USD
![]() |
Dự án mạng viễn thông Unitel do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư tại Lào. |
Trong đó, có 90 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt hơn 390,1 triệu USD, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ.
“Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới 10 tháng năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải.
Bên cạnh đó, có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 61,9 triệu USD, giảm 85,5% so với cùng kỳ.
“Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh do cùng kỳ năm ngoái có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn: dự án của Vingroup tại Hoa Kỳ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD”, cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Riêng các doanh nghiệp có vốn nhà nước có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 10,75 triệu USD, chiếm tỷ lệ nhỏ (2,4%) trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 10 tháng.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 13 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư trên 224 triệu USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 1 dự án mới và 1 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư 42,8 triệu USD, chiếm 9,5%; tiếp theo là các ngành khai khoáng; bán buôn, bán lẻ;…
Có 25 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022. Dẫn đầu là Singapore với 18 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 75,3 triệu USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư trên 70 triệu USD, chiếm gần 15,5% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan,…
Lũy kế đến ngày 20/10/2022, Việt Nam đã có 1.594 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,68 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32,1%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%).
Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,5%); Venezuela (8,4%).
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
