Văn học thiếu nhi: Lúng túng đầu ra
Tuy nhiên khách quan mà nói, đa phần những tác phẩm của các tác giả Đà Nẵng còn chưa phổ cập rộng rãi, so với các cây bút chuyên viết về thiếu nhi ở hai đầu đất nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Hội nhà văn Đà Nẵng phối hợp với NXB Kim Đồng tổ chức vận động sáng tác văn học thiếu nhi |
Nhà văn Nguyễn Nho Khiêm, Chủ tịch Hội nhà văn Đà Nẵng cho rằng: “Có thể nói Đà Nẵng có một đội ngũ khá mạnh chuyên viết về thiếu nhi, nhưng thực sự không được chú ý là do những mặt khách quan như khâu in ấn còn gặp quá nhiều khó khăn, khâu quảng bá còn nhiều hạn chế...
Bên cạnh đó, còn là tình trạng chung của hoạt động văn học thiếu nhi cả nước. Ngay cả ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam còn phải lúng túng nói rằng, mấy năm nay đội ngũ viết cho thiếu nhi không giảm, nhưng in ở đâu mới là vấn đề.
Vì thế giải pháp cấp thiết hiện nay là phải quy hoạch lại, phải có sự liên kết với các NXB. Hiện Hội nhà văn Việt Nam đang khôi phục lại Ban Văn học thiếu nhi và đang đề nghị xuất bản tờ Văn học thiếu nhi nhưng rất khó và chúng tôi vẫn đang chờ đợi”.
Nhà văn Bùi Tự Lực, một trong những tác giả viết cho các em thiếu nhi khá sung sức bày tỏ: Viết văn để bạn đọc chấp nhận được đã khó, viết cho thiếu nhi càng khó hơn nhiều, bởi các em là lớp bạn đọc rất trong sáng, hồn nhiên, vô tư, những tâm hồn rất nhạy cảm và giàu trí tưởng tượng; vì vậy đòi hỏi các tác phẩm cho các em không cầu kỳ trong ngôn ngữ, không phức tạp trong tình tiết, tất cả phải ngắn gọn dễ hiểu, nhưng yêu cầu giá trị thẩm mĩ và tính nhân văn phải cao.
Trong khi đó, Nguyễn Thái Phi tác giả của tập sách Lung linh tuổi thơ (NXB Văn Học, 2014) vừa ra mắt gần đây nêu nhận định: “Theo quan sát của anh hiện nay văn học thiếu nhi rất phong phú. Dạo các nhà sách thấy đủ các loại từ sách gối đầu giường rất xa xưa như: Những tấm lòng cao cả, Túp lều của bác Tôm… cho đến thể loại sách mới mang tính trào lưu bây giờ là những tập truyện tranh nhiều tập trong và ngoài nước. Nhưng xu hướng là các cháu ít thích văn xuôi mà thích truyện tranh do nội dung dễ hiểu, tranh vẽ thú vị và ấn tượng.
Cũng trong một cuộc hội thảo về văn học thiếu nhi cách đây vài tháng, nhà văn Trung Trung Đỉnh khẳng định: Đúng là dăm mười năm nay mảng văn học cho thiếu nhi, viết về thiếu nhi của các nhà văn Việt Nam rất yếu. Yếu cả về số lượng và chất lượng.
Các nhà văn không theo kịp nhịp điệu phát triển chung của tiến bộ xã hội, hay nói đúng hơn là sự thay đổi của xã hội. Một số nhà văn viết cho thiếu nhi mà tư duy vẫn y như cũ, nghĩa là vẫn câu chuyện về bác gà trống choai, anh dế trũi, cô bồ câu...
Trong khi đó, con cháu chúng ta lớn lên trong một môi trường xã hội hoàn toàn mới. Bé tí teo đã được tiếp xúc với công nghệ mà trước đây nằm mơ cha mẹ cũng không có.
Ngược lại, chúng chưa chắc đã phân biệt được quả đu đủ với quả lê khác nhau chỗ nào. Các nhà văn ta lớp tuổi 50 trở lên đa số kém sử dụng công nghệ, trong khi đó cuộc sống, nhất là cuộc sống giới trẻ hoàn toàn thay đổi. Và vì thế, tư duy cũng thay đổi, nhu cầu hưởng thụ khác xa với cha mẹ... Vì thế lớp nhà văn quan tâm việc viết cho thiếu nhi yếu dần đi. Cố cũng khó được.
Trở lại với tình hình hoạt động thực tế về văn học thiếu nhi của TP. Đà Nẵng, nhìn chung, sự quan tâm vấn đề này mới chỉ là bề nổi và dừng lại ở những hội nghị, hội thảo, tổng kết. Mặc dù, mỗi năm Hội nhà văn Đà Nẵng phối hợp với ngành giáo dục vẫn duy trì đều đặn Trại sáng tác hè dành cho các em thiếu nhi đã tạo được tiếng vang tốt, nhưng ở lĩnh vực viết về thiếu nhi hầu như không có một Trại sáng tác nào để cho các nhà văn tham gia.
Việc xuất bản sách thiếu nhi lại càng không. Rõ ràng đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông báo động. Những người có trách nhiệm với văn học địa phương cần phải đưa ra những kế sách thiết thực cụ thể để thúc đẩy tạo ra một phong trào viết cho thiếu nhi hiệu quả, có tính thiết thực và lâu dài. Làm được như vậy thì mới có sức thu hút, thay đổi suy nghĩ của nhiều cây bút tiềm năng đầu tư hẳn vào mảng đề tài này.
Phải có nhiều người sáng tác, nhiều ấn phẩm viết về thiếu nhi, thì mới hy vọng trong năm mười tác phẩm sẽ tìm được một tác phẩm hay dành cho các em. Chuyện nghe không khó, nhưng làm không dễ. Bởi chúng ta có quyết làm hay không? Và bao giờ làm?
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
