agribank-vietnam-airlines

Văn hóa đọc trong thiếu nhi: Đừng để “nước đến chân mới nhảy”

Hà Thư
Hà Thư  - 
Hè đến, nhiều phụ huynh bày tỏ nỗi lo lắng khi con được nghỉ ở nhà sẽ dành nhiều thời gian xem tivi và lướt mạng. Trong khi đó, thiếu nhi ngày nay có xu hướng ngại đọc sách giấy… Quả thực, khi mùa hè bắt đầu, những đứa trẻ tuổi ăn tuổi chơi ở nhà nhiều hơn, thì đồng nghĩa với việc xem tivi là lướt mạng nhiều hơn. Mà mạng xã hội là một thế giới đầy cám dỗ và ẩn chứa nhiều cạm bẫy khó lường. Dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa những clip xấu độc, song trên YouTube, TikTok… vẫn còn khá nhiều những clip nhảm nhí, không có lợi với trí não của trẻ. Ngoài ra, thế giới mạng phong phú, trẻ ở nhà cũng tự tìm đến những clip không phù hợp độ tuổi của mình…
aa

Chị Bùi Thu Hà (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con vừa học xong học lớp 7 và lớp 4 bày tỏ sự lo lắng khi bố mẹ thì vẫn phải đi làm, còn hai anh em thì tự trông nhau ở nhà. “Tuần vừa rồi, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi, tôi đã đưa con đi phố sách và mua khá nhiều cuốn sách văn học cho các con. Những cuốn sách văn học kinh điển cũng có, văn học của các tác giả đương đại cũng có. Rồi mua sách kiến thức về thiên văn, địa lý… Thế nhưng, các con vẫn thích xem clip trên mạng hơn là cầm sách đọc”, chị Hà bày tỏ.

Nỗi lo của chị Hà là một trong rất nhiều mối lo mà hầu hết các bậc phụ huynh ở các thành phố, đô thị phải đối mặt khi mùa nghỉ hè đã đến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa và giáo dục, phụ huynh không nên “nước đến chân mới nhảy”. Tức là, không chỉ đợi đến khi nghỉ hè, mới sốt sắng lo ngại con lười đọc sách. Hãy rèn cho con thói quen đọc sách, nghiên cứu sách vở một cách thường xuyên, liên tục... bên cạnh đó, bản thân bố mẹ cũng phải điều chỉnh. Nếu bố mẹ không đọc sách, hàng ngày cũng chỉ chăm chú dùng điện thoại thông minh “lướt mạng”, thì rõ ràng khó có thể “dụ con” dành thời gian cho sách vở.

Cần thêm nhiều sự kiện giao lưu để thu hút thiếu nhi đến với sách
Cần thêm nhiều sự kiện giao lưu để thu hút thiếu nhi đến với sách

Nhà nghiên cứu - diễn giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, ở nước ta hiện nay, nhiều gia đình vẫn chưa có các tủ sách riêng, phụ huynh chưa thể hiện sự tôn vinh giá trị tinh thần và cũng không có thói quen đọc sách. “Yếu tố đầu tiên chúng ta muốn sửa để trẻ con có thói quen đọc sách là từng gia đình, từng cộng đồng cùng theo đuổi văn hóa đọc, thoát đi cuộc sống đời thường về cơm áo. Chúng ta cần có định hướng về tư tưởng hướng đến một cuộc sống không chỉ có cơm ăn, áo mặc, nhà ở mà còn hiểu biết về văn hóa và vui với văn hóa đó”, diễn giả Nguyễn Quốc Vương cho biết.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, cần có thêm nhiều buổi ra mắt sách tại các trường đại học, trung học với nội dung phù hợp cho học sinh, sinh viên. Các nhà xuất bản cần chọn lọc các đầu sách để giới thiệu đến độc giả trẻ thay vì chú trọng xuất bản sách thời thượng, ngôn tình sáo rỗng... Các cơ quan, đoàn thể có liên quan cần xây dựng việc đọc thường xuyên, thay vì đợi đến hội sách mới phát động phong trào.

Nhà thơ Huỳnh Mai Liên - tác giả của nhiều bài thơ được chọn vào sách giáo khoa phổ thông mới đây được mời tham dự “Tiệc thơ 1/6” tại Phố sách Hà Nội, cho rằng, những sân chơi như “Tiệc thơ 1/6” vẫn rất ít. “Thơ ca dẫu không thể theo phong trào hay xô bồ, nhưng rõ ràng cơ hội để đến trực tiếp với độc giả chưa nhiều. Tôi hy vọng sau Tiệc thơ này, sẽ mở ra nhiều Tiệc thơ trong thời gian sắp tới”, nhà thơ Mai Liên bày tỏ.

Một trong những điều quan trọng để hấp dẫn giới trẻ đến với sách đó chính là nguồn sách phải phong phú, hấp dẫn. Đã có thời điểm, ra hiệu sách thấy sách ngoại lấn át sách nội. Điều đó phần nào cũng phát ra những tín hiệu để cảnh báo, căn chỉnh. Khi các nhà văn, nhà thơ, các tác giả chuyên viết sách cho thiếu nhi đang “ở đâu đó” và vì nhiều lý do khác nhau “không mặn mà” với việc viết sách cho thiếu nhi, thì cũng đừng trách giới trẻ không yêu hoặc lơ là chuyện đọc sách.

Ở địa hạt sách văn học, chúng ta từng có thời kỳ, các nhà văn viết sách cho thiếu nhi rất say mê, rất trách nhiệm. Những tác phẩm như “Dế Mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài”; “Tìm mẹ”, “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Nguyễn Huy Tưởng), “Cái tết của mèo con” (Nguyễn Đình Thi), cùng nhiều tác phẩm của các nhà văn - nhà thơ như Võ Quảng, Phạm Hổ, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Phong Thu, Định Hải, Xuân Quỳnh… đã góp phần “hút” thiếu nhi đến với thế giới của những điều đẹp đẽ được tạo dệt trong các tác phẩm văn chương.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có lần phải ca thán rằng, “văn học thiếu nhi đang là mảnh đất bị lãng quên và chúng ta cần đánh thức lại nó”. Và hành trình “đánh thức” văn học thiếu nhi đã được Hội Nhà văn Việt Nam bắt đầu từ việc phát động Cuộc vận động sáng tác văn học đề tài thiếu nhi (từ cuối năm 2021 đến tháng 5/2025). Đến nay, khoảng 200 bản thảo dự thi đã được gửi tới.

Mới đây, nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị phát động Giải thưởng Sách thiếu nhi TP.HCM. Đây là lần đầu tiên TP.HCM có một giải thưởng sách dành riêng cho thiếu nhi với mục đích tìm kiếm những nhân tố mới viết sách, tạo điều kiện môi trường bồi dưỡng đội tác giả viết sách cho thiếu nhi, đồng thời tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng, số lượng sách dành cho thiếu nhi TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Trước đó vài ngày, NXB Kim Đồng cũng đã phát động Giải thưởng Văn học Kim Đồng với hy vọng tìm kiếm được những tác phẩm văn học đặc sắc cho thiếu nhi. Theo đó, Giải thưởng Văn học Kim Đồng dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với ba thể loại: Truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6 - 10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi).

Với sự đồng hành của nhiều phía, từ gia đình, nhà trường và xã hội, hy vọng những lỗ hổng trong văn hóa đọc của thanh thiếu niên hiện nay sẽ sớm được bịt lấp. Và giới trẻ, họ sẽ được trang bị những kỹ năng đọc thông minh hơn, để “chung sống” trong thời đại số - thời đại của xem-nghe-nhìn…

Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data