Vẫn còn địa phương chần chừ trong cải thiện môi trường kinh doanh
![]() | Người đứng đầu tỉnh nên có chương trình hành động cụ thể |
![]() | Hỗ trợ nền kinh tế bằng hành động |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá như vậy trong báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết 19 dự kiến sẽ trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 9. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại nhiều địa phương, nhìn chung DN đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian vừa qua trên một số lĩnh vực như khởi sự kinh doanh, thuế, hải quan… và kỳ vọng các lĩnh vực khác được cải thiện như yêu cầu đề ra tại Nghị quyết.
![]() |
Ảnh minh họa |
“Rất nhiều địa phương đã cải cách mạnh mẽ và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận”, TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng CIEM bình luận về việc thực hiện Nghị quyết.
Báo cáo của Bộ kế hoạch và Đầu tư đã nêu những điển hình cải cách mạnh. Đó là Quảng Ninh, thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTCH) giảm trên 40% so với quy định; Đăng ký thành lập mới DN qua mạng trong 02 ngày làm việc (quy định là 3 ngày); Thời gian cấp phép xây dựng không quá 51 ngày, bao gồm cả thủ tục phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, kết nối cấp thoát nước, nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng (mục tiêu của Nghị quyết là 77 ngày);
Thời gian tiếp cận điện năng thuộc trách nhiệm của cơ quan điện lực và cơ quan quản lý Nhà nước xuống còn 28 ngày (mục tiêu của Nghị quyết 19 là 35 ngày); Thiết lập đa dạng kênh tiếp nhận, xử lý kiến nghị và giải quyết ý kiến phản hồi của DN; giảm 45-50% thời giải quyết TTHC về đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh.
Điển hình thứ 2 là Hà Nội. Tại Hội nghị “Hà Nội 2016 – Hợp tác đầu tư và phát triển” ngày 4/6/2016, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã khẳng định và cam kết “Hà Nội sẽ tiên phong trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết số 19 với những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Nhiều chỉ tiêu, phấn đấu cao hơn chỉ tiêu Trung ương quy định như về thành lập DN, thuế điện tử, tiếp cận điện năng,…”.
Hà Nội đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả cụ thể là: Đăng ký thành lập mới DN qua mạng trong 02 ngày làm việc (quy định là 3 ngày) và phấn đấu 100% DN đăng ký kinh doanh qua mạng; Thí điểm thực hiện liên thông giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký DN đối với nhà đầu tư nước ngoài, rút ngắn từ 20-60% thời gian so với quy định; Một số chỉ tiêu về nộp thuế và BHXH đã hoàn thành vượt yêu cầu của Nghị quyết: khai thuế qua mạng đạt tỷ lệ 98,33%; đăng ký nộp thuế điện tử đạt 98,2%; 100% TTHC về BHXH được tiếp nhận và trả kết quả thông qua hệ thống phần mềm ”Một cửa điện tử”; giao dịch hồ sơ điện tử trong lĩnh vực BHXH chiếm 64,26%.
Thế nhưng, vẫn còn những địa phương và Bộ, ngành chưa thực sự nghiêm túc với việc thực hiện Nghị quyết.
Theo đó mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ tập hợp báo cáo Chính phủ. Nhưng đến ngày 26/9/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được báo cáo của 17 Bộ, cơ quan và 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đơn cử Bộ Y tế được giao các nhiệm vụ cụ thể trong Nghị quyết, nhất là các yêu cầu về cải cách thủ tục quản lý chuyên ngành, nhưng trong nhiều quý vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không nhận được báo cáo của Bộ Y tế. Hay như trong số những địa phương đã có báo cáo không thấy TP.HCM, Đà Nẵng là những tỉnh luôn được kỳ vọng nhất về cải cách.
Đáng chú ý là Nghị quyết đã ban hành từ 28/4/2016, nhưng một số tỉnh chỉ mới ban hành Kế hoạch hành động cách đây không lâu, ví dụ như Khánh Hòa (14/9/2016), Hậu Giang (23/8/2016), Kiên Giang (8/8/2016), Sơn La (12/8/2016), Cà Mau (17/8/2016).
Với thực tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cho thấy vì sao Chủ tịch VCCI – TS.Vũ Tiến Lộc phải nói rằng “có một thực tế, các DN không thể cảm nhận được hết sự nhiệt tâm và trách nhiệm của Thủ tướng với các vấn đề của DN nếu ngọn lửa cải cách này không truyền đến được từng công chức trực tiếp làm việc với DN ở các địa phương”.
Ông Lộc khẳng định, DN chỉ thực sự được nhìn thấy không khí đổi mới, cải cách ở những địa phương có người đứng đầu muốn thay đổi, quyết tâm thay đổi và vẫn còn chính quyền địa phương chần chừ, chập chờn trong cải thiện môi trường kinh doanh khiến không ít DN nản lòng. “Ngọn lửa cải cách có được hun đúc thêm hay bị nhạt nhòa đi phụ thuộc hoàn toàn vào chính quyền địa phương, vào những người đứng đầu”, TS.Vũ Tiến Lộc phát biểu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố dành nhiều thời gian và công sức hơn nữa, chỉ đạo sát sao và thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19, đặc biệt là những vấn đề, vương mắc bất hợp lý thực sự đang gây khó cho DN, coi đây là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ theo yêu cầu.
Bộ cũng đề nghị Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ tiếp tục cử các Đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 19 tại một số Bộ, cơ quan và địa phương.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
