agribank-vietnam-airlines

Hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, Việt Nam vẫn nổi lên là điểm đến hấp dẫn với dòng vốn FDI. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực giải quyết những rào cản, thách thức trong môi trường đầu tư kinh doanh.
aa
Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Ngân hàng sẵn sàng cho các trung tâm tài chính 42 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu ngày 2/3
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu ngày 2/3

Cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, hợp tác kinh tế với nước ngoài có vai trò quan trọng, góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo. Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành, địa phương tiến hành các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước, trong đó tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với các đối tác, nhất là các đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Liên tiếp từ cuối tháng 2 đến nay, Chính phủ đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó chỉ riêng với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp chủ trì khoảng 10 cuộc làm việc, đối thoại với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe, chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc. Điều đó thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển tại Việt Nam.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng Việt Nam vẫn phải đối diện với không ít thách thức trong việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là hệ thống thủ tục hành chính còn phức tạp, gây tốn kém thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Theo ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), báo cáo Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất cho thấy có đến 75% doanh nghiệp châu Âu đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, để nâng cao vị thế cạnh tranh, ba vấn đề lớn cần được cải thiện gồm: Giảm gánh nặng pháp lý, chuẩn hóa quy trình đăng ký doanh nghiệp trên toàn quốc, và đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép lao động.

Tại các cuộc đối thoại vừa qua, đại diện các doanh nghiệp cũng làm rõ những thách thức khác đang gặp phải. Một trong những vấn đề nổi lên là việc triển khai quy định “Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất (EPR)”, với nhu cầu cấp thiết về các quy định rõ ràng hơn để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Minh- Phó chủ tịch EuroCham đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc ban hành Thông tư 07/2025 hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường với những quy định về EPR, giúp doanh nghiệp hiểu rõ cơ cấu chi phí và thời hạn tuân thủ.

Việt Nam đang có lợi thế lớn trong tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, một trong những yếu tố kìm hãm tiềm năng này chính là hệ thống hạ tầng chưa đồng bộ, chi phí logistics tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực. Do đó ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing KCN Deep C nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chí đầu tư đồng bộ giữa các tỉnh thành để doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng sản xuất. Việc cải thiện thủ tục hải quan và giảm thiểu gián đoạn trong chuỗi cung ứng cũng được coi là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu và logistics. Ông Soenens cũng ủng hộ việc sửa đổi luật hiện hành về năng lượng tái tạo tự sản xuất, tự tiêu thụ, cho phép các khu công nghiệp cung cấp nhiều năng lượng xanh hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài - một nhu cầu trọng tâm của các nhà đầu tư hiện nay.

Ở góc độ khác, bà Esra Bora từ tập đoàn CMA-CGM, một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, cũng nhấn mạnh Việt Nam cần nâng cao hiệu quả vận tải hàng hóa thông qua các sáng kiến giao thông bền vững. Một trong những giải pháp khả thi bao gồm phát triển dịch vụ sà lan điện không phát thải, giúp giảm lượng khí CO₂ trong vận chuyển hàng hóa. Không chỉ dừng lại ở logistics, vấn đề năng lượng xanh cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý để hỗ trợ các mô hình tự sản xuất – tự tiêu thụ năng lượng sạch trong khu công nghiệp.

Tại Phiên họp Chính phủ vừa qua nhằm đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau; khai thác tối đa các FTA đã ký và xúc tiến ký mới các FTA để đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; rà soát lại các sắc thuế, nhất là các đối tác lớn để điều chỉnh nếu thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích của các bên; rà soát, đề xuất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi…

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, kinh doanh để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng; minh bạch, công khai các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là chống gian lận thương mại…

Củng cố vị thế là điểm đến đầu tư hàng đầu

Cùng với hạ tầng giao thông và năng lượng, chính sách thuế cũng là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt quan tâm. Các tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tối thiểu toàn cầu, hay thủ tục hoàn thuế VAT vẫn còn nhiều bất cập, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Như bà Claudia Anselmi, Giám đốc Công ty TNHH Dệt & Nhuộm Hưng Yên đã chỉ ra những vướng mắc trong hoàn thuế VAT theo hệ thống hiện tại khiến chi phí gia tăng và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc cải thiện những vấn đề như vậy sẽ góp phần đảm bảo Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư sản xuất có giá trị cao.

Một vấn đề đáng chú ý khác liên quan đến quy định xuất nhập khẩu tại chỗ. Nhiều doanh nghiệp phản ánh các điểm nghẽn trong thực tiễn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư dài hạn. Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch EuroCham cho rằng, nếu vấn đề này được giải quyết sẽ giúp tự do hóa luồng hàng thương mại và giúp xây dựng Việt Nam thành một trung tâm logistics mới của khu vực, bên cạnh Singapore.

Nhằm tháo gỡ những rào cản, thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đang triển khai hàng loạt biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Trong các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm duy trì môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư. Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, chủ động đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời xử lý những vướng mắc liên quan đến thuế, hải quan, lao động, đất đai… Bên cạnh đó, Việt Nam đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng, đặc biệt là giao thông, năng lượng và công nghệ số; đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao… để tạo nền tảng và môi trường vững chắc, thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Với những nỗ lực không ngừng trong cải cách thể chế, nâng cấp hạ tầng và cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trung tâm sản xuất và thương mại toàn cầu. Như ông Bruno Jaspaert, EuroCham nhấn mạnh: “Khung pháp lý là nền móng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững và củng cố vị thế là điểm đến đầu tư hàng đầu. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm gánh nặng pháp lý không chỉ giúp thu hút đầu tư mà còn đảm bảo sự ổn định kinh tế lâu dài”.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data