Ứng phó tấn công mạng trong ngân hàng: Vừa cấp bách, vừa lâu dài
![]() | Giám sát và phòng chống tấn công mạng |
![]() | “Ngày an toàn thông tin” cảnh báo xu hướng tấn công mạng tàn khốc |
![]() |
Toàn cảnh buổi thuyết trình |
Buổi thuyết trình nhằm tạo điều kiện để các tổ chức tài chính, ngân hàng Việt Nam tiếp cận phương thức giúp bảo đảm an toàn, phòng chống các tấn công trong không gian mạng, cảnh báo về nguy cơ không gian mạng và các biện pháp phòng chống. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp bảo vệ hệ thống thông tin một cách hiệu quả.
Phát biểu tại buổi thuyết trình, ông Lê Mạnh Hùng - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT) chia sẻ: Nhận thức rõ việc mất an toàn thông tin không chỉ thất thoát về tài sản, mà mất mát lớn nhất là giảm niềm tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng. “Từ trước đến nay việc đảm bảo an toàn thông tin luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động phát triển ứng dụng CNTT của ngành Ngân hàng Việt Nam. Và trong bối cảnh các ngân hàng không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử thì việc đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng phải được được quan tâm.”, ông Hùng nhấn mạnh.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành CNTT trong ngành Ngân hàng về lĩnh vực an ninh CNTT, NHNN đã ban hành được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên các tổ chức trong toàn ngành để điều chỉnh, cảnh báo và chấn chỉnh kịp thời các hoạt động về an ninh, an toàn.
Nhờ những cố gắng, nỗ lực không ngừng, đến nay công tác an ninh CNTT của ngành Ngân hàng cơ bản được đảm bảo.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin cũng chỉ ra rằng, hiện nay công tác an ninh CNTT đứng trước các nguy cơ và thách thức mới. Hệ thống CNTT ngành Ngân hàng ngày càng phát triển về quy mô, phạm vi, áp lực đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi cho khách hàng, áp lực mở rộng dịch vụ, thời gian 24/7, 365 ngày và đa dạng hoá các kênh điện tử dựa trên mạng internet, viễn thông, di động, làm xuất hiện thêm nhiều rủi ro. Trong khi đó, các cuộc tấn công của tội phạm công nghệ cao, có tổ chức ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp và khó lường.
Do đó, bảo vệ các ngân hàng Việt Nam trước các nguy cơ rủi ro tấn công từ không gian mạng vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa mang tính lâu dài. Một trong các giải pháp quan trọng tăng cường an ninh CNTT là thúc đẩy hợp tác, trao đổi thông tin và phối hợp hành động giữa các quốc gia, các tổ chức.
Tại buổi thuyết trình, các chuyên gia đã nêu ra báo cáo phân tích tình hình bảo đảm an toàn thông tin của một số tổ chức tín dụng tại Việt Nam thông qua số liệu điều tra, khảo sát năm 2017 của VNISA; giới thiệu về FS-ISAC; các giải pháp an toàn thông tin trong hệ thống thông tin ngân hàng. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng đã được nghe trình bày chuyên sâu của các chuyên gia FS-ISAC về các nguy cơ tấn công mạng được cập nhật mới, cũng như kinh nghiệm phòng chống tấn công trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Đây cũng là cơ hội cho các nhà quản lý, các cán bộ làm CNTT ngành Ngân hàng có điều kiện tiếp cận thông tin, bàn thảo với các chuyên gia cao cấp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh thông tin đến từ Nhật Bản, Singapore, VNISA. Từ đó rút ra được bài học chung trong chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng và cho riêng từng tổ chức tín dụng để nhanh chóng tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống CNTT ngân hàng.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
