agribank-vietnam-airlines

“Bộ não” điện tử ngân hàng Việt

Hà Minh
Hà Minh  - 
Không chỉ thuần túy là đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ tin học NH, Cục Công nghệ tin học (NHNN) nhiều năm qua đóng vai trò trụ cột trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới, góp phần xây dựng hệ thống NH Việt Nam hiện đại.
aa

Với việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), giai đoạn 2016-2020 sẽ là giai đoạn hệ thống NH Việt Nam phải nỗ lực thực hiện 4 mục tiêu: tự do hóa về dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn; phát triển - hội nhập các thị trường vốn và phát triển các dịch vụ thanh toán.

Tất cả các mục tiêu trên, từng NHTM đều có thể chủ động căn cứ vào nội lực của mình đưa ra lộ trình thích hợp nhằm từng bước thực hiện. Tuy nhiên, mọi vấn đề liên quan đến hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thì chắc chắn rằng, bất cứ một sự đổi mới nào trong hệ thống NH đều có sự tham gia của một đơn vị được xem như “bộ não điện tử” của Ngành, đóng vai trò nền tảng trong phát triển NH hiện đại. Đó là Cục Công nghệ tin học thuộc NHNN.

“Bộ não” điện tử ngân hàng Việt
Mô hình hệ thống thanh toán điện tử liên NH giúp kết nối thanh toán thông suốt quốc gia

Những cột mốc sau 45 năm

Cục Công nghệ tin học tiền thân là Nhà máy tính NH Trung ương được thành lập từ năm 1971. Sau đó vào tháng 5/1980, trên cơ sở sáp nhập Nhà máy tính NH với Phòng Kỹ thuật tính toán (thuộc cơ cấu tổ chức của Vụ Kế toán và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước), NHNN đã thành lập Trung tâm tính toán NHNN để bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu của ngành NH.

Đầu năm 1991, nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM cũng như sự đổi mới nhanh chóng trong lĩnh vực CNTT, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tin học NH, NHNN đã thành lập Trung tâm Tin học NH trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm tính toán NH.

Từ năm 1998, với quy mô phát triển và khối lượng công việc ngày càng mở rộng, Trung tâm Tin học NH được Chính phủ và NHNN cho phép chuyển đổi thành Cục Công nghệ tin học với 7 phòng chức năng, 1 đơn vị trực thuộc (Chi Cục Công nghệ tin học tại TP.HCM) và một tạp chí phát hành hàng tháng (Tạp chí Tin học NH - PV) để phục vụ phổ biến kiến thức liên quan đến công nghệ - tin học trong toàn hệ thống.

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, đến thời điểm hiện nay Cục Công nghệ tin học đã không ngừng đổi mới về công nghệ, đưa ra các giải pháp hiện đại để phát triển; chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực về CNTT để đảm bảo cho các hoạt động trong NH thông suốt.

Trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, Cục Công nghệ tin học đã tham mưu cho Thống đốc NHNN hoạch định chiến lược phát triển CNTT của Ngành, tham mưu và trình Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 627/QĐ-NHNN về kế hoạch ứng dụng CNTT của NHNN giai đoạn 2011-2015.

Từ đó đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý điện tử, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học hiện đại vào hệ thống NH tại Việt Nam nhằm xây dựng một hệ thống NH có hạ tầng công nghệ chuyên sâu, đưa ra ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tài chính liên quan đến công nghệ thanh toán, công nghệ bảo mật, tối ưu hóa các rủi ro cho các TCTD và cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ từ hệ thống NH.

Đầu mối các hệ thống liên ngân hàng

Nhắc đến Cục Công nghệ tin học trước tiên là nhắc đến vai trò tổ chức, quản lý vận hành các hệ thống CNTT của NHNN. Trong suốt giai đoạn 2011-2015, Cục Công nghệ tin học là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hệ thống các NHTM.

Những thống kê của Cục Công nghệ tin học cho thấy rằng, nhờ có sự chủ động trong việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động NH hiện đại nên trong suốt 5 năm ngành NH thực hiện đề án tái cấu trúc, các hệ thống thông tin, thanh toán và tác nghiệp NH được duy trì vận hành thông suốt, hỗ trợ kịp thời công tác quản lý, kinh doanh và điều hành chính sách tiền tệ.

Cụ thể, tính đến thời điểm hiện nay, Cục Công nghệ tin học đã hỗ trợ phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên NH, kết nối được 513 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 95 tổ chức tín dụng (TCTD) thành viên trên toàn quốc; hệ thống báo cáo thống kê hàng tháng đã có thể thu thập được dữ liệu từ hơn 120 TCTD và 63 NHNN chi nhánh. Trong khi đó, hệ thống quản lý quỹ tín dụng nhân dân cũng đã thu thập được dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và dữ liệu quản lý của Cơ quan Thanh tra giám sát NH từ hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của NHNN.

Ngoài ra, các hệ thống khác như: hệ thống báo cáo cân đối tài khoản kế toán ngày, hệ thống quản lý tài sản cố định… cũng đã được Cục Công nghệ tin học hỗ trợ phát triển. Dữ liệu thu thập được từ các hệ thống này đã giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của NHNN kịp thời và theo sát với diễn biến thị trường.

Tích cực trong nghiên cứu – đào tạo

Không chỉ là đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực công nghệ tin học NH, Cục Công nghệ tin học nhiều năm qua cũng được biết đến là một trong những đơn vị tích cực nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực NH.

Các thống kê của Cục Công nghệ tin học cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, đơn vị đã phát triển thành công hàng loạt các phần mềm như: phần mềm thu thập và khai thác thông tin thị trường liên NH; phần mềm khai thác các chỉ tiêu tiền tệ, thống kê theo mô hình 3 lớp, ngôn ngữ Java…

Đơn vị cũng đã nghiên cứu, áp dụng cài đặt, quản trị ứng dụng chủ Weblogic sử dụng cho các hệ thống tập trung; Nghiên cứu, thử nghiệm giải pháp SOA/ESB của Tibco, đồng thời triển khai mở rộng phần mềm truyền tin mới cho 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và hoàn thành dự án “Nâng cấp đường truyền thông cho hệ thống mạng NHNN”.

Trong hoạt động đào tạo, Cục Công nghệ tin học đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai đào tạo vận hành, khai thác hệ thống quản lý tài sản tập trung cho Vụ Tài chính - Kế toán; phần mềm CITAD phiên bản mới cho hội sở chính các TCTD, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Dự báo, thống kê và Trường Bồi dưỡng cán bộ NH thực hiện các khóa đào tạo về Hệ thống báo cáo thường kỳ cho cán bộ các vụ, cục, NHNN chi nhánh và hội sở chính các TCTD; tổ chức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ CNTT NH về mạng và an ninh bảo mật.

Ngoài ra, Cục Công nghệ tin học đã tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức nhiều buổi thuyết trình kỹ thuật và hội thảo khoa học để cập nhật kịp thời các thông tin khoa học công nghệ mới; đồng thời huy động các chuyên gia đầu ngành để bàn thảo một cách thấu đáo các vấn đề trọng tâm của lĩnh vực CNTT NH. Thông qua các hoạt động này còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu những thành tựu phát triển và đổi mới của hệ thống NH Việt Nam đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.

Tiếp tục triển khai nhiều dự án hiện đại hóa NH Theo báo cáo của Cục Công nghệ tin học, trong năm 2015, đơn vị đã hoàn thành triển khai các gói thầu CNTT của dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa NH (FSMIMS) do WB tài trợ.

Theo đó, việc thiết lập NH lõi đã được thực hiện cho cho 77 đơn vị NHNN trên phạm vi toàn quốc, tích hợp hệ thống liên NH và 58 hệ thống thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh thành phố.

Trong năm 2016, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng các văn bản hướng dẫn sử dụng, quy trình vận hành các hệ thống mới thuộc dự án FSMIMS như: hệ thống Core Banking T24, hệ thống ERP, hệ thống quản lý nguồn nhân lực, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp…

Song song đó, đơn vị cũng sẽ tiếp nhận và xử lý sự cố từ hệ thống hỗ trợ kỹ thuật tập trung (Help desk) nhằm đảm bảo xử lý kịp thời tất cả những sự cố giao dịch điện phát sinh trong quá trình tác nghiệp tại các đơn vị NHNN và các TCTD trên địa bàn toàn quốc.

Về chiến lược lâu dài, Cục Công nghệ tin học sẽ từng bước chuyển đổi mô hình hệ thống thanh toán điện tử liên NH từ phân tán tại các Trung tâm xử lý khu vực sang mô hình tập trung với một trung tâm xử lý quốc gia duy nhất để tăng hiệu quả quản lý, vận hành và tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ nghiên cứu xây dựng phần mềm thực hiện chức năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ đồng thời từng bước xây dựng chức năng thanh toán ngoại tệ áp dụng vào hệ thống thanh toán điện tử liên NH để mở rộng phạm vi thanh toán cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Hà Minh

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data