Ứng dụng TMĐT: Lối đi mới cho hội nhập toàn cầu
![]() | Khó như thu thuế thương mại điện tử |
![]() | DN ngày càng quan tâm đến TMĐT |
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Việc ứng dụng internet và công nghệ của DN cũng tăng trưởng nhanh gấp 2,1 lần so với đơn vị không sử dụng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Dự báo kinh doanh TMĐT trong nước sẽ tiếp tục trên đà tăng trưởng cao do người tiêu dùng đang tăng việc mua sắm qua kênh bán hàng này nhờ sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị kết nối điện tử với Internet, cũng như chính sách kinh tế vĩ mô và đầu tư của Chính phủ đang thúc đẩy ngành này phát triển.
Trên góc độ một doanh nhân, bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc CTCP sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam cũng chia sẻ, việc kinh doanh thông qua các sàn TMĐT giúp DN dễ dàng tìm kiếm các khách hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế và CNTT phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc…
Bên cạnh đó, cũng thông qua việc giao dịch, đưa các dữ liệu sản phẩm lên các trang TMĐT giúp DN quảng bá được sản phẩm, quảng bá được thương hiệu của công ty để giúp DN ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, thuận lợi trong việc kết nối giữa DN và khách hàng trong và ngoài nước.
Giới chuyên gia cũng cho rằng, TMĐT đang trở thành công cụ để hỗ trợ các DN, nhất là các DNNVV dễ dàng hội nhập với nền kinh tế thế giới và bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu. Chỉ có tiếp cận trực tiếp với thị trường thì các DN mới nắm được hơi thở của thị trường và kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường để đưa ra định hướng cho các hoạt động kinh doanh của DN.
Việc tiếp cận công nghệ số, TMĐT, các DN sẽ tiết giảm được rất nhiều chi phí như nhân công, quảng bá, tìm kiếm khách hàng… nâng cao sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần và có thể mở rộng ra nhiều thị trường mới. Dự báo đến năm 2020 quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần đạt trên 950 triệu USD, riêng lĩnh vực TMĐT sẽ chạm ngưỡng 5 tỷ USD.
Mặc dù lợi ích của việc ứng dụng công nghệ, tham gia các sàn TMĐT mang lại rất nhiều lợi ích cho DN nhưng cũng không hẳn là dễ dàng đối với các DNNVV vốn hạn chế về tiềm lực tài chính, kéo theo đó đầu tư công nghệ, nhân lực còn yếu… Theo đó, nhiều DN ứng dụng công nghệ thông tin hiện mới dừng lại ở công việc văn phòng mà chưa chưa triển khai áp dụng vào quy trình tự động hóa sản xuất, kinh doanh.
Theo khảo sát của Hiệp hội TMĐT Việt Nam, với hơn 1.500 DNNVV thì cũng mới chỉ có gần 50% DN có wibsite riêng về TMĐT, 11% tham gia và các sàn TMĐT và chỉ 2% DN thực kiện giao kết hợp đồng thông qua sàn TMĐT. Khảo sát từ trang TMĐT Export Portal cũng cho thấy, hiện chỉ có 21% DNNVV Việt Nam tiến ra thị trường nước ngoài tìm kiếm cơ hội mới.
Điều này cho thấy việc ứng dụng kinh doanh thông qua TMĐT của các DN Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước. Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, kinh tế số chính là cuộc cách mạng trong nền kinh tế, nó là cơ hội rất lớn cho các DNNVV, DN siêu nhỏ có thể phát triển, có thể tiếp cận với thị trường toàn cầu.
Thông qua công nghệ số, TMĐT… các DNNVV có thể bình đẳng với các DN lớn tiếp cận thị trường, đối tác… Tuy nhiên để các DNNVV đẩy mạnh phát triển theo xu hướng này thì bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì bản thân chính các DN phải chủ động tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa này để dễ dàng hội nhập.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
