Tương quan dòng tiền
Trong 20 phiên giao dịch gần nhất, có đến 19 phiên giá trị giao dịch khớp lệnh tại HoSE đều dao động quanh ngưỡng 2.500 tỷ đồng/phiên, chỉ duy nhất phiên ngày 21/6, thanh khoản thị trường đạt hơn 4.000 tỷ đồng. Và mốc quanh 2.500 tỷ đồng/phiên cũng được duy trì trong phần lớn thời gian đã qua của năm. Tất nhiên ngưỡng này nếu so với giai đoạn cuối 2017, đầu 2018 là khá thấp vì khi đó, trung bình thị trường có thể đạt 4.000-5.000 tỷ đồng/phiên.
Vấn đề mấu chốt nằm ở việc khi VN-Index đã có những điều chỉnh mạnh, lần lượt từ 1.200 điểm xuống 1.100 điểm, 1.000 điểm, rồi 900 điểm là cơ hội để short (mở vị thế bán) hợp đồng tương lai và tìm kiếm lợi nhuận. Khoảng một năm trước, dòng tiền trên thị trường phái sinh đã bùng nổ khi có những ngày giao dịch vượt 10.000 tỷ đồng. Như vậy, lúc này đo lường dòng tiền trên toàn thị trường mà chỉ tính cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ là chưa đủ, mà phải tính cả phái sinh.
Vấn đề là đến thời điểm này, nhà đầu tư vẫn chỉ xử lý số liệu giữa thị trường phái sinh và cơ sở theo kiểu tự cộng tay. Khác với trên thị trường cổ phiếu các số liệu giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận thường được chi tiết hóa, giữa thị trường cổ phiếu và phái sinh vẫn chưa có các số liệu được cộng sẵn, như vậy ít nhiều ảnh hưởng đến đánh giá về dòng tiền.
![]() |
Dòng tiền trên thị trường với CW và hợp đồng tương lai cũng sẽ tạo ra những thách thức cho nhà đầu tư trong thời gian tới |
Và khi có thêm chứng quyền có đảm bảo (CW), thị trường phái sinh sẽ lại tiếp tục bị chia nhỏ. Xét về tính chất, hợp đồng tương lai là công cụ liên quan đến diễn biến của thị trường chung, nhưng CW lại phụ thuộc vào diễn biến của từng cổ phiếu.
Về mặt lý thuyết, dòng tiền sẽ chảy giữa cổ phiếu và chứng quyền có đảm bảo, còn hợp đồng tương lai sẽ phụ thuộc vào diễn biến của VN Index, VN30. Nhưng phức tạp hơn ở chỗ, nếu dòng tiền có sự dịch chuyển từ hợp đồng tương lai về với thị trường chung, thì khi đổ về đây, dòng tiện lại đổ vào cổ phiếu, và tất nhiên có cổ phiếu sẽ là chứng khoán cơ sở cho CW. Và khi chứng khoán cơ sở biến động thì CW lại biến động theo.
Như vậy, CW sẽ khiến cho dòng tiền dịch chuyển nhanh hơn nữa giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, xét về tổng thể từng thị trường, nhiều khả năng dòng tiền sẽ chưa biến động nhiều bởi hai lý do:
Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia hợp đồng tương lai cũng chỉ mới ở mức thăm dò và tìm hiểu sản phẩm dần. Mặt khác, nhìn vào tổng giá trị CW phát hành cũng còn thấp so với thanh khoản chung. Như vậy, dòng tiền có thể chỉ thông nhau giữa chứng khoán cơ sở và CW.
Thứ hai, thị trường phái sinh đã và đang định hình một cách giao dịch mới trên thị trường. Tất nhiên, mỗi nhà đầu tư vẫn sẽ tìm hiểu diễn biến của thị trường chung, hiểu về cổ phiếu, hiểu về phái sinh. Nhưng theo thời gian, có thể mỗi người sẽ có khẩu vị khác nhau. Thay vì đầu tư vào chứng khoán cơ sở, sẽ có nhiều người tập trung vào phái sinh, vì diễn biến, khẩu vị chấp nhận rủi ro là khác hẳn, với chứng khoán cơ sở.
Thậm chí cho đến giờ này, vẫn có những nhà đầu tư cho biết chưa có ý định tham gia thị trường phái sinh, chỉ quan sát, vì lý do chưa tìm hiểu kỹ, hoặc chỉ thích giao dịch. Cụ thể, việc sử dụng đòn bẩy như thế nào, quan sát biến động của CW hay hợp đồng tương lai ra sao sẽ rất khác so với cổ phiếu.
Nói tóm lại, dòng tiền trên thị trường với CW và hợp đồng tương lai có thể là cơ hội, nhưng cũng sẽ tạo ra những thách thức cho nhà đầu tư trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
