Tự động hóa và công nghệ: Xu thế tất yếu của tương lai
![]() | Tự động hóa - bước tiến lớn trong số hóa ngân hàng |
![]() | Tự động hóa chi lương - dịch vụ đa tiện ích cho doanh nghiệp và người lao động |
![]() |
GS-TS. Đinh Văn Hiến |
Đó là nhận định của GS-TS. Đinh Văn Hiến, nguyên Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn DKNEC - một tập đoàn hàng đầu về tự động hóa khi chia sẻ với phóng viên xung quanh những vấn đề này.
Thưa ông, là người có hơn 22 năm kinh nghiệm gắn với tự động hóa, cảm nhận của ông về sự thay đổi của lĩnh vực này trong tiến trình đổi mới và phát triển, đặc biệt trong cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hôm nay?
Trước khi nói về cuộc cách mạng 4.0, chúng ta cần ngược dòng thời gian một chút. Lịch sử đã trải qua 3 cuộc cách mạng về đổi mới: giai đoạn 1 là Cơ khí hóa; giai đoạn 2 là Điện khí hóa; giai đoạn 3 là Tin học hóa, sử dụng máy tính. Và đến giai đoạn thứ 4 hôm nay có thể gọi là Thông minh hóa. Khái niệm này có thể được phiên ra các cách hiểu và ứng dụng khác nhau, như số hóa, chuyển đổi số, tự động hóa, tối ưu hóa… Tất cả đã làm cho câu chuyện của cách mạng 4.0 trở nên hiệu quả hơn trong sử dụng nguồn lực, các nền tảng phần mềm, phối hợp với trí tuệ nhân tạo… làm cho mọi thứ trở nên tối ưu hơn.
Và trong tương lai, khi xã hội phát triển sang giai đoạn 5.0 thì các công cụ nền tảng sẽ còn được sử dụng nhiều hơn và thông minh hơn nữa. Đó là trí tuệ nhân tạo tiến gần hơn với trí tuệ thực, điều khiển thời gian thực, kết nối giữa con người và máy móc mạnh hơn thông qua hệ thống nhận diện. Tự động hóa, theo đó, cũng sẽ được đẩy lên ở mức cao hơn với các mức độ tinh xảo hơn, hiện đại và tối ưu hơn.
![]() |
Chủ tịch DKNEC Đinh Văn Hiến (đứng giữa) đang trao đổi cùng các kỹ sư |
Vâng! Đúng là nền kinh tế càng hội nhập và phát triển, tự động hóa càng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
Nếu như trước đây, ngành tự động hóa ở Việt Nam mới ở mức sơ khai, được xem là xa xỉ, thậm chí, có DN còn từ chối tiếp cận với tự động hóa vì sợ máy móc sẽ lấy đi cơ hội công ăn việc làm của người lao động. Thì nay, các DN Việt nhìn chung đã có ý thức ngày càng cao về nâng cao năng suất lao động thông qua tự động hóa. Gần 63% DN cho biết đã thực hiện tự động hóa một phần. Về cơ bản, lĩnh vực tự động hóa ở Việt Nam đang phát triển khá mạnh, trình độ cũng dần được nâng lên.
Tự động hóa là một lĩnh vực vừa là cơ sở, vừa bao trùm lên các ngành khác nhau, có khả năng thay thế và làm những công việc mà con người không thể làm được. Nó giúp tăng năng suất lao động; Giảm chi phí nhân công; Tăng chất lượng sản phẩm một cách đồng đều nhờ khả năng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt là khả năng tối ưu hóa mọi hoạt động, tiết kiệm được từ nguyên vật liệu, quy trình, nhân lực đến quản trị, điều khiển vận hành… từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để làm chủ được cuộc cách mạng 4.0, các DN Việt cần phải đổi mới và tiếp cận được với lĩnh vực tự động hóa công nghệ cao. Vậy theo ông, cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực này là gì?
Tự động hóa tác động đến hầu hết các lĩnh vực. Ở đâu có thể thay thế con người để nâng cao năng suất, chất lượng, ở đó có mặt của tự động hóa. Tuỳ theo ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà mức độ và tốc độ ứng dụng tự động hóa của các nhà máy, DN cũng khác nhau. Ở Việt Nam, nhiều nhóm ngành đã bắt nhịp và ứng dụng tự động hóa ở tầm cao, đẳng cấp ngang tầm thế giới, như trong ngành sản xuất ô tô, lắp ráp, đồ uống, sữa, dệt may… Ở đó, rô-bốt đã tham gia vào hầu hết mọi quá trình, thậm chí có những quy trình không có bóng dáng con người vận hành.
Song, nhìn chung, ở các DN Việt, mức độ ứng dụng tự động hóa vẫn còn khá thấp. Điều này có thể xem là cơ hội cho những DN hoặc những nhà cung cấp các giải pháp tự động hóa khi mà họ còn rất nhiều “đất” để tiếp tục cải tiến, đổi mới, nâng cấp các quy trình mức độ cao hơn và phức tạp hơn. Tuy nhiên, cơ hội đấy nhưng cũng là thách thức đấy khi mà một loạt các vấn đề bất cập đang đặt ra với các DN nói chung và các DN hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa nói riêng.
Đó là vấn đề về thay đổi tư duy nhận thức của người lãnh đạo khi ứng dụng tự động hóa. Đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về mọi khía cạnh ngay trong chính các DN về tự động hóa. Rồi nhân sự. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các DN khi ứng dụng tự động hóa.
Bởi vì khi áp dụng tự động hóa, máy móc và công nghệ hiện đại sẽ thay thế sức lao động của con người. Những DN ứng dụng tự động hóa ở mức độ cao, nhân lực giảm đi 60-70%, nhất là với các mô hình nhà máy thông minh, chỉ cần 1-2 người là có thể vận hành cả một dây chuyền sản xuất, thậm chí có những nơi không cần người lao động có tay nghề cao nữa, nên lao động dôi dư rất nhiều. Đây là một thách thức không nhỏ đòi hỏi các DN cần có sự chuẩn bị các phương án ứng phó thích hợp.
Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, lại có hơn 22 năm kinh nghiệm trên cương vị là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn DKNEC - một tập đoàn hàng đầu về tự động hóa trong cả nước. Nhân đây, ông có thể chia sẻ gì từ thực tiễn hoạt động của chính DN mình?
Từ năm 2003, tôi đã bắt đầu bắt tay vào làm tự động hóa, triển khai những nhà máy mà vào trung tâm điều khiển không thấy có một nút nào trên bảng tủ. Đó có thể được xem là một cuộc cách mạng rất triệt để. Với lợi thế về tích hợp hệ thống, lại nhiều năm được đồng hành cùng với các hãng nổi tiếng trên thế giới như DANFROS, SIEMENS, ROBOT ABB, CUMMINS… nên chúng tôi đã học được những tinh tuý, những sản phẩm mang tính đột phá của họ.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm về tự động hóa, tôi nhận thấy, làm ra sản phẩm chất lượng đã khó rồi, để đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm này tới đông đảo khách hàng, DN lại càng khó hơn. Nó đòi hỏi các sản phẩm có thể ứng dụng tối đa vào thực tiễn một cách thiết thực, hiệu quả.
Bản thân DN chúng tôi, sau nhiều năm nghiên cứu đã tiếp tục cho ra đời một sản phẩm mới mang tên Hệ thống tự động hóa quản trị DN (DME). Đó có thể được xem là sản phẩm cốt lõi của DKNEC hiện nay.
Hệ thống này được phân ra thành 5 loại hình sản phẩm (sections) khác nhau với giá cả cũng rất đa dạng, từ trăm triệu, vài ba trăm triệu đến loại lớn nhất hiện là 50 tỷ đồng. Mỗi một sản phẩm được tích hợp từ các modul khác nhau để phù hợp với các phân khúc thị trường khách hàng khác nhau. Như: loại Basic dành cho DN nhỏ, siêu nhỏ và vừa tuỳ theo modul; loại Standard, Advande, Professional (dành cho DN có 2-3 nhà máy trở lên); loại Perpect dành cho các tập đoàn, có nhiều nhà máy, các văn phòng đại diện có nhiều kênh phân phối ở khắp mọi nơi trên toàn cầu.
Với hệ thống DME này, các DN, nhất là DN sản xuất, khi áp dụng, có thể tự động hóa quản trị DN từ trên xuống dưới. Nó đã đưa ra các giải pháp cụ thể với sự tư vấn phù hợp nhất, dựa trên cơ sở đánh giá cụ thể từng DN một... Hiện, sản phẩm DME đã có mặt ở hàng trăm DN trong cả nước, từ các tập đoàn lớn đến vừa, nhỏ, và siêu nhỏ, với giá cả có thể cạnh tranh với bất kỳ nước nào trên thế giới.
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này. Nhân dịp Xuân mới, xin chúc DKNEC tiếp tục là DN hàng đầu về tự động hóa với nhiều sản phẩm vượt trội, hữu ích tới cộng đồng DN, góp phần làm hưng thịnh đất nước!
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
