agribank-vietnam-airlines

Từ 2% đến… miễn phí

Phan Long
Phan Long  - 
Dù không rầm rộ, nhưng rõ ràng ngành quản lý quỹ đã và đang có những bước chuyển mình cực kỳ quan trọng để nhắm tới việc chuyên môn hóa, thực dụng và hiệu quả hơn để tối ưu hóa lợi ích cho nhà đầu tư.
aa
Quản lý quỹ: Thách thức chinh phục dòng vốn ngoại
Tại sao ngành Quản lý quỹ còn chậm phát triển?

Từ chỗ chiếm 2% giá trị tài sản ròng (NAV) một thập kỷ trở về trước, phí quản lý quỹ đã dần hạ xuống mức 1%, rồi dưới 1% và hiện nay thậm chí còn… bằng 0.

10 năm là một chu kỳ lớn và sự thay đổi của phí quản lý quỹ chính là hệ quả của những chuyển động liên tục trong lĩnh vực này thời gian vừa qua. Cách đây chục năm, người ta phải ghi nhận sự suy thoái của mô hình quỹ đóng, ngoài vấn đề hiệu quả đầu tư, còn bộc lộ nhiều rủi ro về minh bạch thông tin cũng như khả năng thu hồi vốn của nhà đầu tư. Nếu quỹ đóng niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn, nhà đầu tư sẽ có cơ hội thu hồi bằng cách bán chứng chỉ cho nhà đầu tư khác, còn trong trường hợp không niêm yết thì việc chuyển nhượng sẽ rất khó. Hoạt động không phải lúc nào cũng hiệu quả, khó lấy lại vốn, tính minh bạch bị đặt dấu hỏi nhưng phí vẫn cứ cố định khoảng 2%/NAV… những điều này đã dẫn đến sự ra đời của mô hình quỹ mở để giải quyết các nhu cầu cho nhà đầu tư.

Từ 2% đến… miễn phí
Ngành quản lý quỹ đã và đang có những bước chuyển mình cực kỳ quan trọng

Nổi bật nhất chính là việc nếu “chán”, nhà đầu tư có thể bán ngay lại chứng chỉ quỹ của mình cho quỹ để thu tiền về. Điều đó buộc các quỹ phải hoạt động sao cho hiệu quả để giữ chân nhà đầu tư. Bởi lẽ, khi bị rút tiền, dù có chuẩn bị thì quỹ vẫn sẽ bị ảnh hưởng, giảm quy mô và tác động đến hoạt động đầu tư sau này. Thêm một điểm nữa là phí quản lý quỹ mở từ khi xuất hiện đến nay cũng chỉ dao động quanh mốc 1%/NAV, tức là bằng phân nửa so với quỹ đóng trước đây. Phí thấp cũng là lợi thế để quỹ mở kéo được thêm nhiều nguồn tiền bỏ vào và khi quy mô tài sản của quỹ tăng thì hoạt động đầu tư cũng sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, mức 1% cũng chỉ mang tính chất tương đối khi các công ty quản lý quỹ để giữ chân, hoặc thu hút khách hàng mới vẫn có thể tiếp tục hạ phí xuống dưới mức này.

Sự phát triển của công nghệ khiến nhiều ngành nghề, không loại trừ ngành quản lý quỹ, có thể phải cắt giảm nhân sự một cách mạnh mẽ và áp dụng một số hệ thống máy móc tiên tiến để vận hành, dẫn đến có thể cắt giảm chi phí. Mặt khác, một số công ty quản lý quỹ cũng chuyên biệt hóa hoạt động, chẳng hạn như lĩnh vực quản lý tài sản cho người giàu (wealth management) rất phát triển trong thời gian gần đây nên cũng nỗ lực giảm phí để hút khách. Và khi phí quản lý liên tục giảm như vậy, các công ty quản lý quỹ sẽ chỉ ấn định như một khoản để bù đắp các loại chi phí cố định, hay để vận hành, trả lương, còn việc tạo ra thu nhập cho các nhà quản lý quỹ sẽ phải theo một cách khác.

Hiện nay đang khá phổ biến là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ dựa trên kết quả hoạt động (performance) và phí chỉ là phụ. Theo đó, giữa nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ sẽ có thỏa thuận ăn chia dựa trên phần lợi nhuận tạo ra và phí quản lý sẽ ở mức rất thấp, thậm chí không có. Nguồn tiền bỏ vào càng lớn, nhà đầu tư càng có lợi thế trong việc đàm phán phí quản lý và tỷ lệ ăn chia. Như vậy, mặc dù công ty quản lý quỹ công bố con số cố định về phí quản lý, nhưng số này cũng chỉ là mức tượng trưng, hiện giờ mức phí giữa khách hàng và quỹ là rất linh hoạt. Cách thức hợp tác này đã và đang buộc các công ty quản lý quỹ phải đi vào thực chất hơn trong hoạt động khi tìm mọi cách để sinh lời cho khách hàng và tạo ra cả thu nhập cho mình. Lợi thế ở đây là thu nhập cho cả đôi bên có thể tăng nhanh chóng, chưa kể nếu có kết quả tốt, quỹ còn kêu được nhiều nguồn vốn hơn trong ngắn hạn.

Nhưng một số quỹ đã và đang gặp những áp lực không nhỏ vì các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn đã yêu cầu hạ phí, hoặc sẽ chuyển tiền sang quỹ khác. Việc phải thay đổi chi phí cố định trong khoảng thời gian ngắn là không đơn giản, trong khi yêu cầu và áp lực sinh lời ngày một lớn. Dù không rầm rộ, nhưng rõ ràng ngành quản lý quỹ đã và đang có những bước chuyển mình cực kỳ quan trọng để nhắm tới việc chuyên môn hóa, thực dụng và hiệu quả hơn để tối ưu hóa lợi ích cho nhà đầu tư.

Phan Long

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data