Truyền thống “thua trắng” hiện đại
![]() | Năm 2017: Mai Linh miền Bắc đặt chỉ tiêu doanh thu hợp nhất đạt khoảng 1.190 tỷ đồng |
![]() | Nghề tổng đài Taxi – trăm nỗi niềm ai thấu! |
![]() | Tập đoàn Mai Linh: Cải tổ thành công, trở lại ngôi vị số 1 |
Trì trệ và độc quyền quá lâu khiến các hãng xe taxi truyền thống như: CTCP Ánh Dương Việt Nam (VNS), Mai Linh… rơi vào tình cảnh khó khăn.
Với sự xâm nhập mạnh mẽ từ Uber và Grab, VNS cũng như các công ty taxi truyền thống đang phải đương đầu với cạnh tranh và chịu những tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động. Từ đó, lãnh đạo của các công ty đã mạnh dạn tuyên bố sẽ thay đổi để xoay chuyển tình thế. Để tăng sự hiệu quả, tiện lợi tiết kiệm chi phí để cạnh tranh, các công ty taxi truyền thống suốt 1 năm qua cũng liên kết với các DN công nghệ để thúc đẩy taxi truyền thống phải có sự chuyển mình.
Trong đó, VNS được biết đến là DN truyền thống dẫn đầu bằng thử nghiệm với Vinasun App và Vcar. Tại thời điểm đó, nhiều cổ đông và NĐT mặc dù chưa nhìn thấy triển vọng rõ ràng nào từ chiến lược mới này, song họ đã tin tưởng và đánh giá cao tính năng động của VNS trước những tác động từ cạnh tranh.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, sau hơn 1 năm nỗ lực, đến nay, VNS lại khiến NĐT thất vọng vì họ vẫn vùng vẫy trong khó khăn. Cụ thể, theo số liệu từ báo cáo thường niên 2016 vừa được VNS công bố, mức tăng trưởng doanh thu khiêm tốn trong bối cảnh hầu hết chi phí chính của VNS đều tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm 5,08% so với cùng kỳ. Các chi phí bán hàng tăng 14,6%; quản lý DN tăng 18,6%; tài chính tăng 14,5%. Bên cạnh đó, thống kê cho thấy tỷ suất sinh lời của VNS đều giảm so với năm 2015. Theo đó, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân, lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu bình quân đều giảm so với năm 2015, xuống chỉ còn lần lượt 10,48%, 6,92%, 20,9% và 4,97%.
Đáng lo ngại hơn là nợ ngắn hạn của VNS tăng 20,7%. Được biết, tài sản ngắn hạn giảm, cụ thể là tiền giảm do DN chi đầu tư mua sắm xe và khoản đầu tư này được tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và nợ vay. Theo thống kê, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn năm 2016 của VNS lần lượt tăng tỷ trọng lên 23,87% và 27,22%, trong khi vốn chủ sở hữu giảm tỷ trọng xuống 48,91%.
Cũng rơi vào tình trạng tương tự, báo cáo thường niên năm 2016 vừa được Tập đoàn Mai Linh công bố cũng cho thấy bức tranh hết sức ảm đạm của DN này với con số thua lỗ từ hoạt động kinh doanh chính 84 tỷ đồng…
Thực tế, nhìn về dài hạn, có thể thấy rằng cả VNS và Mai Linh đang rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm hơn tăng trưởng của ngành vận tải, thậm chí họ đang khó khăn trong cả việc cố gắng duy trì lợi nhuận. Với tình trạng hiện tại, sẽ chẳng thể có cuộc chiến giành thị phần nào diễn ra cho đến khi thị phần giữa các bên được xác lập. Theo một chuyên gia phân tích, để chờ đợi DN taxi truyền thống có thể tăng trưởng như mục tiêu đề ra thì từ nay đến đó, các DN này buộc phải tiêu tốn nhiều chi phí để bảo vệ “miếng bánh” của mình hoặc xác lập mạnh mẽ ranh giới của phân khúc mà họ muốn chiếm giữ.
Trước sự sa sút trong kinh doanh, lãnh đạo của VNS vẫn tự tin, đối với VNS, phân khúc khách hàng tại các điểm tập trung, hoặc khách văn phòng có thể sẽ là mảng hoạt động tiềm năng nên tập trung chú trọng trong tương lai. Theo đó, họ kỳ vọng NĐT vẫn tin tưởng và ủng hộ.
Tuy nhiên, nếu xét kỹ lưỡng, dễ thấy rằng ngay cả mảng miếng được cho là quan trọng của VNS cũng sẽ mất đi vì các DN taxi sắp tới đây sẽ phải đối mặt với sự phát triển của các loại hình vận tải công cộng mà Nhà nước áp dụng thí điểm như xe buýt nhanh BRT. Đặc biệt, khi dự án Metro hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2020, sẽ làm thay đổi nhận thức di chuyển của người dân vì những tiêu chí như chi phí thấp, nhanh, giảm ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường. Những yếu tố này được dự đoán sẽ làm hoạt động vận tải hành khách của VNS và các DN taxi truyền thống khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Từ những yếu tố bất lợi trên có thể xem xét đến việc định giá các DN taxi truyền thống đang ở mức giá thấp so với các cổ phiếu có cùng hiệu quả hoạt động hay so sánh chung với toàn thị trường. Đơn cử, VNS có chuỗi giao dịch giảm giá rất mạnh từ tháng 10/2016. Với giá trị cổ phiếu chỉ xoay quanh mức 20.000-21.000 đồng/cổ phiếu như vừa qua, thì chỉ trong một năm, NĐT đã mất đi 30% giá trị tài khoản khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
