Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Chưa thoát tâm lý muốn kiểm soát
![]() | Dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải bằng ô tô: Không triệt tiêu các mô hình đổi mới sáng tạo |
![]() | Truyền thống “thua trắng” hiện đại |
Theo các chuyên gia, bản dự thảo lần này chưa thoát được tâm lý muốn kiểm soát quá mức hoạt động kinh doanh của các DN vận tải nói chung.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trái với nhiều ý kiến phản đối việc coi mô hình vận tải chia sẻ như Uber, Grab là đơn vị kinh doanh vận tải, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có ý kiến đồng thuận với ban soạn thảo luật. VCCI phân tích, trong bối cảnh cơ sở pháp lý theo Luật Giao thông đường bộ chưa thật sự linh hoạt để ghi nhận mô hình kinh doanh mới trong vận tải.
Vì vậy để cơ chế này thực sự bảo vệ các lợi ích liên quan, đặc biệt là lợi ích của hành khách, VCCI cho rằng cần bổ sung quy định về trách nhiệm ban đầu của các đơn vị như Uber, Grab với khách hàng trong trường hợp có thiệt hại gây ra cho khách hàng. Bên cạnh đó là việc phân bổ trách nhiệm cụ thể giữa các đơn vị như Uber, Grab với đơn vị kinh doanh vận tải hợp tác với họ.
Trong khi đó, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp lại có quan điểm trái ngược. Cơ quan này đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu lại khái niệm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Vì theo dự thảo, bất kỳ đơn vị nào thực hiện một công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc công đoạn quyết định giá cước vận tải đều bị coi là kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tuy nhiên, dự thảo lại chưa làm rõ thế nào là trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, thế nào là quyết định giá cước vận tải sẽ dễ dẫn đến áp dụng không thống nhất.
“Chúng tôi đề nghị chỉ coi là đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong trường hợp thực hiện trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe đồng thời quyết định giá cước vận tải…”, văn bản Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Đối với quy định xe taxi phải có thời gian hoạt động tại địa phương nơi cấp phù hiệu 70% tổng thời gian/tháng, Bộ Tư pháp cho rằng quy định này là không có cơ sở pháp lý, không có cơ sở khoa học, mang tính chất áp đặt hành chính, hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN.
VCCI cũng bổ sung, quy định này trái Luật Cạnh tranh, theo đó cơ quan nhà nước bị cấm thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh “ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể”. Quy định này cũng trái với Luật DN, theo đó DN có quyền “tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh”.
Một quy định khác được Bộ Tư pháp tiếp tục đề nghị xem xét, bãi bỏ là việc đơn vị kinh doanh vận tải ô tô trước khi thực hiện vận chuyển phải thông báo đến Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thông tin về hành trình, thời gian thực hiện.
“Việc yêu cầu trên tăng thêm thủ tục hành chính, chi phí cho DN nhưng lại không bảo đảm đạt được mục đích quản lý xe hợp đồng. Nếu cần thiết báo cáo để phục vụ mục đích thống kê, quản lý thuế, có thể yêu cầu DN báo cáo chi tiết thông tin theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng) để tiết kiệm thời gian và công sức cho DN và Sở GTVT”, Bộ Tư pháp nêu ý kiến.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng cho rằng cần xem xét loại bỏ quy định kinh doanh vận tải phải đăng ký để được cấp phù hiệu, bởi tạo ra cơ chế xin - cho, tăng chi phí hoạt động của DN. “Chỉ nên quy định mẫu phù hiệu và giao cho các đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm lắp phù hiệu theo đúng quy định…”, Bộ Tư pháp đưa ra giải pháp.
VCCI cũng đề nghị, nếu cần thiết phải tạm thời duy trì phù hiệu để phân biệt các loại xe theo hình thức kinh doanh, đơn vị này đề nghị bỏ thủ tục cấp phù hiệu…
Các luật sư và chuyên gia về pháp luật đã bày tỏ kỳ vọng, nghị định sẽ nới bớt “tấm áo pháp lý” vốn đã quá chặt đối với các DN kinh doanh vận tải, để DN được phát triển bình đẳng hơn, tránh việc triệt tiêu các mô hình kinh doanh mới, song cũng không gây thiệt thòi cho các mô hình kinh doanh truyền thống. Tuy nhiên bản dự thảo mới nhất lại chưa làm được điều đó.
Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương - Viện Nhà nước và Pháp luật lưu ý, điều kiện kinh doanh được đặt ra để nhằm vào những lĩnh vực rủi ro, còn đã không rủi ro thì nên bãi bỏ để thị trường được vận hành tự nhiên. “Ở đây tôi có cảm giác cơ quan quản lý đang dìm các hãng xe công nghệ xuống, tìm cách đeo đá cho họ để họ bằng với taxi truyền thống. Thay vì như vậy, tại sao không dỡ bỏ đá của taxi truyền thống cho nhẹ đi?”, ông Dương đặt câu hỏi.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
