Trung Quốc: Tình trạng suy giảm kinh tế có thể sẽ kéo dài đến 2025
IMF lo ngại về tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phục hồi chậm lại trong tháng Chín |
![]() |
Tình trạng suy giảm kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ kéo dài đến 2025 |
Triển vọng đó được đưa ra ngay cả khi dữ liệu gần đây cho thấy nợ dự án cơ sở hạ tầng và sự suy giảm giá trị tài sản từng đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc dường như đã chạm đáy. Trong khi sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Chín đã mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng, cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng tăng tốc trong tháng Tám.
Trong số 502 công ty lớn của Nhật Bản được Reuters khảo sát, 52% cho biết họ dự đoán tình trạng suy giảm ở Trung Quốc sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2025, trong đó 17% dự đoán tăng trưởng kinh tế yếu hơn sẽ kéo dài cho đến cuối năm 2024. Chỉ 5% cho biết họ kỳ vọng sự phục hồi vào cuối quý đầu tiên của năm tới.
“Hàng hóa đang tồn đọng và khó có biện pháp giải tỏa nhanh”, đại diện một công ty vận tải đề nghị giấu tên cho biết.
Hơn 2/3 tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc gắn liền với thị trường bất động sản, và với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên ngày càng tăng, người tiêu dùng và các công ty đã ngần ngại chi tiêu.
Các nhà phân tích được Reuters thăm dò ý kiến vào tháng trước dự đoán nền kinh tế số 2 thế giới sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay và 4,5% trong năm tới.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Theo chính phủ Nhật Bản, giá trị hoạt động kinh tế xuyên biên giới giữa hai nước đã tăng 14% lên 43,8 nghìn tỷ yên (294 tỷ USD) vào năm ngoái. Các công ty Nhật Bản hoạt động tại hơn 31.000 địa điểm tại Trung Quốc.
Khoảng 45% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết tình trạng suy giảm ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài những công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, 12% cho biết họ đang hạn chế đầu tư vốn vào đó.
Tại Nhật Bản, 86% công ty cho biết họ muốn Thủ tướng Fumio Kishida thúc đẩy nền kinh tế bằng gói kích thích trị giá hơn 10 nghìn tỷ yên, gần 1/5 kêu gọi chi tiêu ít nhất 30 nghìn tỷ yên, bao gồm cả các biện pháp giải quyết vấn đề giá cả tăng và giúp các công ty tăng lương.
“Cần ưu tiên tạo ra một môi trường nơi tiền lương có thể được tăng lên trong trung và dài hạn với giả định rằng giá sẽ tiếp tục tăng”, quản lý của một công ty nói.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ
