Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phục hồi chậm lại trong tháng Chín
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể giảm chậm hơn trong tháng Tám IMF lo ngại về tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc |
![]() |
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc phục hồi chậm lại trong tháng 9 |
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc của Caixin/S&P Global đã giảm xuống 50,6 điểm trong tháng Chín từ mức 51,0 của tháng trước, thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích là 51,2.
50 điểm được sử dụng để phân biệt giữa mở rộng và thu hẹp.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có một số dấu hiệu ổn định sau loạt biện pháp chính sách, nhưng triển vọng bị che mờ bởi sự sụt giảm tài sản, xuất khẩu giảm và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao.
Cuộc khảo sát diễn ra một ngày sau khi Trung Quốc công bố chỉ số PMI chính thức, cho thấy sản xuất công nghiệp tăng lần đầu tiên sau 6 tháng vào tháng Chín, bổ sung vào hàng loạt chỉ số cho thấy nền kinh tế đã bắt đầu chạm đáy.
Theo PMI của Caixin, sản lượng công nghiệp và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng trong tháng Chín, tuy nhiên nhu cầu bên ngoài vẫn yếu khiến chỉ số về đơn hàng xuất khẩu giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Wang Zhe, chuyên gia kinh tế cấp cao của Caixin Insight Group, cho biết: “Sự phục hồi kinh tế vẫn chưa vững chắc do nhu cầu trong nước không đủ, những bất ổn bên ngoài và áp lực lên thị trường việc làm”.
Niềm tin của các chủ nhà máy về triển vọng trong năm tới chạm mức thấp nhất trong 12 tháng. Cuộc khảo sát cho thấy các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, đầu tư và hàng hóa trung gian đều cắt giảm nhân sự.
Trong khi đó, chi phí đầu vào tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng Một, do giá hóa chất, dầu thô và kim loại công nghiệp tăng.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế vốn đang bị đình trệ, với các chuyên gia kêu gọi các bước đi tích cực hơn.
“Quá trình triển khai và hiệu quả của các chính sách ổn định kinh tế sẽ là trọng tâm chú ý tiếp theo. Có thể cần nhiều nỗ lực hơn để tăng việc làm và thu nhập”, Wang nói.
Để hỗ trợ tăng trưởng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng Chín đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Chúng tôi không cho rằng sẽ có thêm các biện pháp kích thích tài chính hoặc tiền tệ đáng kể từ chính quyền Trung Quốc trong những tháng tới. Mặc dù chính sách kích thích "ngầm" đồng nghĩa với nhiều tổn thất hơn đối với các doanh nghiệp và ngân hàng, nhưng điều đó cũng cho thấy Trung Quốc tiếp tục thoát khỏi tình trạng tăng trưởng không hiệu quả do nợ gây ra”.
Một chỉ số PMI khác do Caixin/S&P Global công bố hôm Chủ nhật cho thấy hoạt động dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong tháng Chín năm nay.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
