Triển vọng thị trường dầu mỏ
Nguyên nhân của tình trạng dư thừa dầu của năm nay xuất phát từ sự gia tăng mức tồn kho dầu khổng lồ phát sinh trong nửa cuối của năm 2018, khi sản lượng dầu toàn cầu tăng mạnh và nhu cầu tiêu thụ bắt đầu yếu đi do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút. Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới chưa được giải quyết triệt để, cũng là nguyên nhân khiến giá dầu giảm.
IEA cho biết nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới chỉ tăng 310.000 thùng/ngày trong quý I/2019 và 800.000 thùng/ngày trong quý II. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ dầu trong 6 tháng cuối năm nay được IEA dự báo đạt 1,8 triệu thùng/ngày.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước tình hình đó, các nhà cung cấp dầu chính vẫn đang trong nỗ lực thực hiện các biện pháp cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Từ đầu năm đến nay, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga, tức nhóm OPEC+, thực thi thỏa thuận hạn chế sản lượng khai thác dầu 1,2 triệu thùng/ngày. Đầu tháng 7, OPEC+ đã nhất trí kéo dài thỏa thuận này đến tháng 3/2020 để tránh tình trạng tồn kho dầu ngày càng tăng - yếu tố có thể gây áp lực giảm giá dầu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của IEA, quyết định này của OPEC+ vẫn không thay đổi được triển vọng của một thị trường dầu bị dư cung. Không những thế, chính sách hạn chế sản lượng của OPEC đang khiến khối này mất thị phần vào tay các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ và các đối thủ khác. Năm nay, Mỹ đã vượt qua Saudi Arabia và Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Một số nhà phân tích cho rằng OPEC sẽ phải hành động để giành lại thị phần từ Mỹ trước khi quá muộn.
Nỗi lo về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu yếu đi đã khiến giá dầu chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tháng 5 với mức giảm lên đến trên 16% đối với giá dầu WTI và trên 11% đối với giá dầu Brent. Hiện tại, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London dao động quanh ngưỡng 67 USD/thùng, còn giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York dao động quanh mức 60 USD/thùng.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
