agribank-vietnam-airlines

Tranh cãi chuyện sở hữu 1% cổ phần được quyền tiếp cận thông tin

Minh Ngọc
Minh Ngọc  - 
Quy định cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trong 6 tháng liên tục mới có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và các quyền khác được cho là dẫn đến khó khăn cho cổ đông nhỏ thực hiện quyền của mình. Để khắc phục hạn chế này, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đề xuất cổ đông sở hữu 1% cổ phần có quyền tiếp cận các thông tin sâu. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây nhiều tranh cãi.
aa
Tranh cãi chuyện sở hữu 1% cổ phần được quyền tiếp cận thông tin
Ảnh minh họa

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi Ban soạn thảo đưa ra ý kiến này có nhiều người phản đối, đề nghị giữ nguyên mức 10% như hiện nay, bởi các doanh nghiệp lo sợ sẽ có tình trạng cổ đông vào phá rối công ty trong các cuộc họp đại hội cổ đông.

Nhưng cũng theo ông Hiếu, hiện nay rất nhiều nước đã áp dụng chính sách bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Ví dụ, Nhật Bản chỉ cần 1 cổ phiếu là có quyền yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp, ở Hàn Quốc áp dụng tỷ lệ 3%. “Do đó, chúng tôi thấy mức 1% là hợp lý”, ông Hiếu nói.

“Chúng tôi đã tiến hành tham vấn 270 doanh nghiệp trên sàn HOSE, họ đều nhận định rằng 1% cổ phần của một doanh nghiệp niêm yết là rất lớn, sẽ không ai chịu mạo hiểm quyền lợi của mình liên quan đến 1% cổ phần để quấy phá doanh nghiệp", ông Hiếu nói.

Đồng thuận với quan điểm bảo vệ cổ đông thiểu số là con đường tất yếu để thu hút đầu tư, tuy nhiên, quy định chỉ với việc có 1% cổ phần được quyền tiếp cận thông tin doanh nghiệp khiến Chủ tịch Intracom Nguyễn Thanh Việt lo cho việc bảo vệ bí mật kinh doanh. Đặc biệt là khi đối thủ cạch tranh có thể dùng việc sở hữu 1% cổ phần để yêu cầu tiếp cận các thông tin trong đó có các bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm khó dễ cho doanh nghiệp.

Hơn thế cũng cần phải phân biệt đối tượng cổ đông bởi trong đó, có người đầu tư vốn cho doanh nghiệp song cũng có người là nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

"Tôi đồng ý tỷ lệ 10% cần giảm xuống, nhưng nếu giảm mạnh về 1% thì cần suy nghĩ thêm", ông Việt phát biểu.

Đồng quan điểm, ông Phan Lê Hoàng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Dương cho rằng, quy định về giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% xuống còn 1% là chưa phù hợp, không đảm bảo được môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo ông Hoàng, bảo vệ quyền lợi cho cổ đông nhỏ là việc làm đúng, nhưng để ổn định công ty thi vẫn cần phải có một tỷ lệ nhất định để biểu quyết theo số đông, đảm bảo cho quyền lợi cũng như trách nhiệm cổ đông lớn.

Vì vậy, ông Hoàng đề nghị giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên mới được quyền tiếp cận thông tin sâu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông như quy định tại Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn lại ủng hộ quan điểm cần giảm tỷ lệ sở hữu để bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Ông Tuấn cho biết, về quản trị công ty, ở các nước họ đề rất cao quyền cổ đông. Xu hướng các nước là làm sao để người dân bỏ vốn vào ít nhưng vẫn được bảo đảm quyền lợi.

Ủng hộ tỷ lệ 10% cần giảm xuống nhưng giảm tỷ lệ là bao nhiêu theo ông Tuấn cần xem xét kỹ. Với tỷ lệ 1%, ông Tuấn cũng cho rằng đây là một tỷ lệ tốt, đủ lớn để bản thân nhà đầu tư phải lựa chọn hành động dựa trên lợi ích của 1% đó. Thêm nữa, việc giảm tỷ lệ này xuống 1% sẽ nâng đáng kể thứ hạng bảo vệ cổ đông nhỏ của Việt Nam, vốn đang được đánh giá rất thấp, góp phần nâng thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam trong WEF.

Đồng quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng, cho rằng việc tiếp cận quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn OECD và nâng cao thứ hạng môi trường kinh doanh theo WEF là đúng, tuy nhiên, nên cân nhắc thêm việc giảm tỷ lệ này theo lộ trình như xuống 5% rồi 3% như Hàn Quốc. Việc đưa xuống 1% sẽ có hiện tượng pha loãng quyền lực, dẫn tới khó quản lý điều hành trong doanh nghiệp.

Minh Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên giao dịch thứ Ba, phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp khi mà sự lo lắng của các nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, theo đó Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế tích lũy 104%.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data