agribank-vietnam-airlines
Cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN:

Trách nhiệm lớn nhất phải thuộc về người đứng đầu

Trần Hương
Trần Hương  - 
Chính phủ cần xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn Nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN.
aa
Mạnh tay với cổ phần hóa
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN
Nhiều nỗ lực trong cổ phần hoá

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH), tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2016 và 3 tháng đầu năm 2017, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác tái cơ cấu DNNN theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015 và xây dựng kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả trong giai đoạn 2011 - 2015, cả nước đã CPH được 508 DN với tổng giá trị thực tế DN là 760.774 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là 188.274 tỷ đồng.

Năm 2016 đã có 56 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị thực tế là 34.017 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN là 24.390 tỷ đồng. Theo phương án CPH được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì vốn điều lệ của 56 đơn vị là 24.379 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 11.937 tỷ đồng, bán cho NĐT chiến lược 7.670 tỷ đồng, bán cho người lao động 388 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 8 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 4.374 tỷ đồng.

Trách nhiệm lớn nhất phải thuộc về người đứng đầu
Ảnh minh họa

Riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có 7 DN được cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị thực tế là 1.855 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN là 379 tỷ đồng.

Trong năm 2016, các đơn vị đã thoái được 5.149 tỷ đồng, thu về 18.832 tỷ đồng, bao gồm: thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 490 tỷ đồng, thu về 450 tỷ đồng. Thoái vốn đầu tư ở DN khác (ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm) được 1.578 tỷ đồng, thu về 2.273 tỷ đồng. SCIC cũng đã bán vốn tại 67 DN với giá trị là 1.577 tỷ đồng, thu về 4.116 tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Văn Hiền, Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, quá trình sắp xếp, CPH, tái cơ cấu thời gian qua cũng bộc lộ một số bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Tiến độ sắp xếp, CPH đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn một số bộ, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra. Tỷ lệ vốn Nhà nước ở các CTCP còn cao, số lượng DN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi CPH còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của NĐT…

Cũng theo lãnh đạo Bộ Tài chính, hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, chưa phát huy hết vai trò nòng cốt của DNNN trong khu vực kinh tế Nhà nước, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Một số DNNN, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động yếu kém, làm ăn thua lỗ, cơ chế quản trị chưa đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK của các DN sau khi CPH chưa được triển khai nghiêm túc, còn nhiều DN chưa thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo quy định.

Trong khi đó, nhiều DN sau khi sắp xếp lại, CPH, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất về quản trị kinh doanh; Chưa tách bạch được rõ chức năng quản lý Nhà nước của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương với nhiệm vụ thực hiện quyền chủ sở hữu về vốn ở DNNN.

Để đẩy mạnh CPH, tái cơ cấu DNNN giai đoạn tới, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính cho rằng, các đơn vị phải xác định sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của mỗi cấp, ngành, địa phương và DNNN; ban hành chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng phải xác định trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện sắp xếp, CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ cần xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN, người đại diện phần vốn Nhà nước tại DN không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả sắp xếp, CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN và nhiệm vụ được giao trong quản lý, điều hành DN. Trường hợp thực hiện không đúng quy định, sai mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát, thua lỗ vốn và tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data