TP.Hồ Chí Minh: Phát triển chợ đầu mối để gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng
![]() Mặc dù, phát triển hệ thống chợ đầu mối được UBND thành phố Hà Nội rất quan tâm, hàng năm đều được đưa vào danh ... |
Theo sở Công Thương, việc nghiên cứu, định hướng phát triển chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho người tiêu dùng tại thành phố và các địa phương lân cận. Qua khảo sát thực tế, kết hợp nghiên cứu các xu hướng phát triển, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong tương lai, Sở Công Thương nhận thấy năng lực phục vụ, cung ứng hàng hóa của 2 trong 3 chợ đầu mối hiện hữu tại thành phố gần như đã bão hòa, không có khả năng mở rộng.
![]() |
TP. Hồ Chí Minh đang đề xuất các phương án để phát triển chợ đầu mối nằm gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng trên địa bàn và các tỉnh lân cận |
Cụ thể, các chợ đầu mối Thủ Đức (diện tích 20 ha) nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố, là chợ bán buôn với các ngành hàng trái cây, rau củ, hoa, nằm trong khu vực đô thị hóa; chợ đầu mối Hóc Môn (diện tích 10 ha) nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố với ngành hàng thịt heo, rau củ hiện đang bão hòa, không có khả năng mở rộng. Chợ đầu mối Bình Điền (diện tích 65 ha, giai đoạn 1 là 15 ha) nằm ở phía cửa ngõ phía Tây thành phố. Chợ cũng gần như bão hòa nhưng còn có khả năng mở rộng về phía Nam của thành phố, kết nối khu vực trung chuyển các sản phẩm thực phẩm từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trạng này đặt ra yêu cầu cần xác định mô hình tổ chức hoạt động phù hợp trong tương lai để tăng cường vai trò của chợ đầu mối trong việc cung ứng thực phẩm cho thành phố.
Thực tế, 3 chợ đầu này mối đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố, chiếm từ 50-70% nhu cầu về sản phẩm tươi và cung ứng khoảng 7.000-8.500 tấn thực phẩm mỗi đêm. Tuy nhiên, với cách thức vận hành chưa được thay đổi để thích nghi kịp thời với xu thể phát triển cùng với hệ thống hạ tầng, mặt bằng kiến trúc khá lạc hậu và những khó khăn, tồn tại, hạn chế khác đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chợ đầu mối.
Các chuyên gia cho rằng, mô hình vận hành của các chợ đầu mối tại thành phố cần có sự thay đổi, phát triến hướng tới mục tiêu trở thành các trung tâm bán buôn, xuất khấu hàng nông sản thực phẩm và là địa điểm tham quan, mua sắm du lịch của khu vực phía Nam. Đồng thời, xét rộng hơn trong tương lai gần, TP. Hồ Chí Minh phải đón đầu xu hướng phát triển của dịch vụ bán buôn, từng bước hình thành các trung tâm bán buôn hiện đại; gắn lưu thông với sản xuất, chế biến và hình thành nên các chuồi cung ứng hàng hóa. Theo đó, định hướng phát triển chợ đầu mối phải theo mô hình hiện đại, tích hợp các chức năng của Trung tâm đấu giá, sàn giao dịch hàng hóa, kho lưu trữ hàng hóa nông sản và các dịch vụ bổ trợ khác như kiểm tra chất lượng, sơ chế, đóng gói hàng hóa, logistics...
![]() |
Với mặt bằng kiến trúc lạc hậu, chợ đầu mối cần phải được thay đổi để gia tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng |
Điều này trước mắt sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém trong mô hình tổ chức, công tác vận hành, hiệu quả hoạt động của 3 chợ đầu mối hiện hữu. Bên cạnh đó, chợ đầu mối theo mô hình mới sẽ tạo ra kênh phân phối hiệu quả, giảm chi phí trung gian, kết nối trực tiếp người sản xuất với người tiêu dùng; góp phần phân bố lại lợi nhuận của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
Với nhiệm vụ đảm bảo duy trì hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của chợ đầu mối như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, ngành Công Thương TP. Hồ Chí Minh xác định, cần tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, chuẩn hóa quy trình vận hành và tiến đến thực hiện chuyển đổi số trong mô hình hoạt động kinh doanh hiện nay của 3 chợ đầu mối. Trong đó, chú trọng xác định mô hình hoạt động của Khu Thương mại Bình Điền trong tương lai đảm bảo phù hợp định hướng phát triển của thành phố, xu hướng phát triển của ngành thương mại và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trước mắt, để phát triển chợ đầu mối Bình Điền, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết đang đề xuất, trao đổi kinh nghiệm với chợ đầu mối quốc tế Rungis – Chợ đầu mối thực phấm tươi sống lớn nhất thế giới của Pháp. Theo đó, ngành Công Thương sẽ tìm hiểu kinh nghiệm, công nghệ quản lý, giải pháp phát triến chợ đầu mối; các quy định, quy chuẩn, cách thức đóng gói hàng hóa, quy trình sơ chế hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức hoạt động của chợ đầu mối.
“Song song với đó, Sở Công Thương sẽ làm việc, trao đổi với Tập đoàn Semmaris về việc tham gia tư vấn xây dựng, đầu tư phát triên chợ đầu mối Bình Điền giai đoạn 2; hỗ trợ kiểm định, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm thông qua ứng dụng công nghệ số; đồng thời, tư vấn, đề xuất ý tưởng, giải pháp và các khuyến nghị đổi với cách thức xây dựng mô hình chợ đầu mối phù hợp tại TP. Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại”, ông Vũ cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
