Phát triển chợ đầu mối nông sản: Đảm bảo tích hợp đa mục tiêu
Trong thời gian tới, chúng ta cần có một bước chuyển thực chất và rõ nét hơn nữa về công tác an toàn thực phẩm (ATTP) ở tất cả các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 để thúc đẩy quản lý theo chuỗi, thiết lập hệ thống kiểm soát ngẫu nhiên đối với các doanh nghiệp thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, xác định mức độ an toàn của thực phẩm.
Đó là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Bảo đảm ATTP còn là để xây dựng, củng cố niềm tin, uy tín sản phẩm Việt Nam và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với quốc tế.
Và một trong những giải pháp được Thủ tướng đề cập tới là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, các đô thị lớn làm thí điểm việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như thực phẩm xuất khẩu và tiến tới nhân rộng ra cả nước. Sớm hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất, phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, thúc đẩy áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, chợ đầu mối thực phẩm an toàn, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn… Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường.
![]() |
Hà Nội chờ đón một chợ đầu mối hiện đại như Rungis (Pháp) |
Trong bối cảnh đó, tập trung phát triển chợ đầu mối thực phẩm an toàn, đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn đã được Hà Nội chú trọng đầu tư vì đây không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn cung, mà trước mắt còn là bảo đảm chất lượng vệ sinh, ATTP cho gần 10 triệu dân của thủ đô.
Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật về khảo sát, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản dự kiến tại Gia Lâm do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại, với tổng nguồn vốn thực hiện là 415.000 Euro, tương đương 11,205 tỷ đồng.
Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội hiện có 2 chợ đầu mối chính là Hoàng Mai ở phía Nam và Minh Khai ở Bắc Từ Liêm, bên cạnh các chợ tập trung lớn là chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Mỹ và chợ Quảng An.
Việc xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Gia Lâm được đánh giá sẽ tạo điều kiện giao thương tốt hơn cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng; đồng thời tạo ra hệ thống chợ hiện đại phục vụ nhu cầu sử dụng lượng thực, thực phẩm hàng ngày của người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Nhìn vào thực trạng hoạt động của các chợ đầu mối và chợ có tính chất đầu mối thì dường như cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Hà Nội. Đơn cử, hai chợ đầu mối Minh Khai và Long Biên ước luân chuyển khoảng 700 tấn nông sản/ngày trong khi toàn thành phố tiêu thụ ước khoảng 7.000 tấn/ngày.
Không chỉ hạn chế về khối lượng lưu thông hàng hóa, các chợ đầu mối này hiện mới chủ yếu là địa điểm tập kết, trung chuyển hàng giữa các tỉnh, thành phân phối cho thị trường Hà Nội và một số địa phương lân cận. Do quy mô nhỏ nên các chợ này chưa thể đảm trách được chức năng xuất khẩu cũng như chưa có khả năng điều tiết giá cả thị trường. Thêm nữa, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của các chợ còn khá lạc hậu, không thể kiểm tra chất lượng trước khi bán đến tay người tiêu dùng do chưa thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa; công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường chợ, các dịch vụ cung cấp tại chợ còn rất hạn chế. Tất cả đều xuất phát từ việc vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối có hạn.
Mặc dù, phát triển hệ thống chợ đầu mối được UBND thành phố Hà Nội rất quan tâm, hàng năm đều được đưa vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, nhưng số doanh nghiệp quan tâm còn rất hạn chế. Từ năm 2012, UBND thành phố đã ban hành quyết định về việc phê duyệt mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội để đến năm 2030, toàn thành phố sẽ có tổng cộng 8 chợ đầu mối.
Công ty Semmaris, doanh nghiệp quản lý chợ đầu mối Rungis gần Paris (Pháp), một trong những khu chợ sản phẩm tươi sống lớn nhất trên thế giới, đơn vị thực hiện nghiên cứu khả thi về một chợ đầu mối theo tiêu chuẩn quốc tế tại Hà Nội cho rằng, chợ đầu mối quốc tế nông sản này sẽ vừa cho phép phân phối minh bạch thực phẩm thô tới các chợ bán lẻ trong thành phố mà khi cần, cả chế biến thực phẩm và do vậy làm gia tăng giá trị sản phẩm trong chợ.
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
