TP.HCM: Quy mô thương mại điện tử chiếm 19,7% tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ
Thương mại điện tử mở rộng cơ hội hội nhập Thương mại điện tử tiếp tục là lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh |
Để thực hiện được đề án này, TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động đa dạng như phát triển mô hình “Chợ trực tuyến” tại 33 chợ truyền thống, phục vụ 15.072 đơn hàng, với tổng giá trị hơn 4,97 tỷ đồng; tổ chức Lễ hội không tiền mặt tại TP.HCM; triển khai kết nối cung - cầu hàng hóa online giữa TP.HCM với các tỉnh, thành trong cả nước; tổ chức kết nối các hộ gia đình, doanh nghiệp cung ứng với các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước; tổ chức đào tạo, tập huấn hàng năm về thương mại điện tử.
![]() |
TP.HCM tổ chức nhiều chương trình mua sắm trực tuyến để thúc đẩy thương mại điện tử |
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thành phố được đánh giá là địa phương có thị trường hoạt động thương mại điện tử sôi động, chiếm 47,7% tổng số doanh thu. Thị trường thương mại điện tử hiện nay được mở rộng, với nhiều mô hình mới. Các doanh nghiệp thương mại điện tử trên địa bàn thành phố nhanh chóng bắt kịp xu hướng mới của thế giới, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thói quen mua sắm hiện đại của người tiêu dùng trên môi trường mạng.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành công thương TP.HCM cho rằng các yếu tố liên quan đến phát triển thương mại điện tử như thanh toán trực tuyến, nhân lực thương mại điện tử, công nghệ thông tin và an ninh mạng chưa đáp ứng được nhu cầu; niềm tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến còn thấp, thanh toán trực tuyến chưa phổ biến, dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu; Cơ sở dữ liệu, công cụ quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở địa phương còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn.
Hơn thế, việc triển khai Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp của các cơ quan nhà nước chưa chặt chẽ trong việc tham mưu triển khai nhiệm vụ Quy trình thực hiện trung tâm logistics; chưa thực hiện được mục tiêu quy hoạch phân khu đối với các trung tâm logistics do các quy định pháp luật về đầu tư, quy hoạch sử dụng đất phức tạp, công tác chuyển đổi số… chưa có chiến lược tổng thể, nên chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng.
Để phát triển thương mại điện tử trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, sắp tới sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử như xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn, đẩy mạnh xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn; Phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp: tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
“TP.HCM sẽ phát triển logistics phục vụ hoạt động thương mại điện tử, kết nối giữa doanh nghiệp hoạt động liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối; Tổ chức vận động, doanh nghiệp, hệ thống phân phối, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tăng cường sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm và tiêu dùng”, ông Vũ khẳng định.
Tin liên quan
Tin khác

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi

Vacheron Constantin ra mắt đồng hồ phức tạp nhất thế giới, giá 8-10 triệu USD

Thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Lo thuế quan đẩy giá, người tiêu dùng Mỹ "tính chuyện" mua đồ công nghệ

Chanel ra mắt phiên bản J12 với chất liệu gốm và màu xanh đêm huyền bí

Grab giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế "dành cho mỗi người"

Rolex Land-Dweller 2025: Sự hồi sinh của thiết kế thập niên 1970
