agribank-vietnam-airlines

TP.HCM: Chống… nhưng vẫn ngập trầm trọng

Bài và ảnh Ngọc Hậu
Bài và ảnh Ngọc Hậu  - 
Hơn 10 năm qua, tình trạng ngập úng đã khiến cuộc sống người dân bị xáo trộn, làm giảm khả năng thu hút đầu tư của TP.HCM. Để giải quyết tình trạng này, thành phố đã xác định giảm ngập là một trong 7 chương trình đột phá trong giai đoạn 2016-2020 và mời gọi các nhà đầu tư tham gia.
aa
Chuyện ở “ốc đảo” trong thành phố
Chống ngập, đến hẹn lại... ngập

Lý giải về nguyên nhân cứ mưa là ngập, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP.HCM (trung tâm chống ngập) cho rằng hệ thống thoát nước nhỏ, xuống cấp, xả rác, lấn chiếm hệ thống thoát nước… khiến tình trạng ngập vẫn diễn ra dù nhiều dự án chống ngập đang triển khai.

TP.HCM: Chống… nhưng vẫn ngập trầm trọng
TP.HCM đã xác định giảm ngập là một trong 7 chương trình đột phá trong giai đoạn 2016-2020

Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập cho biết chương trình giảm ngập nước là 1 trong 7 chương trình đột phá của TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020 có tổng nhu cầu vốn ước khoảng 96.300 tỷ đồng (đã huy động được khoảng 23.000 tỷ đồng, còn lại cần thêm khoảng 73.300 tỷ đồng). Tuy nhiên, ngân sách thành phố chỉ có thể bố trí 16.400 tỷ đồng, phần còn lại TP.HCM kêu gọi nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.

Trên cơ sở các dự án và dự kiến nguồn vốn triển khai giai đoạn 2016-2020, thành phố mời gọi đầu tư vào 17 dự án thuộc chương trình giảm ngập nước của thành phố bằng hình thức đối tác công - tư (PPP).

Trong đó, đáng chú ý nhất là 7 dự án xây dựng hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải: lưu vực Tây Sài Gòn, Bình Tân và Tân Hóa - Lò Gốm với tổng công suất 630.000 m3/ngày, lưu vực Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000 m3/ngày, lưu vực Bắc Sài Gòn 2 với công suất 130.000 m3/ngày, lưu vực Rạch Cầu Dừa với công suất 100.000 m3/ngày, lưu vực Tây Bắc với công suất 130.000 m3/ngày. Tổng vốn đầu tư 7 dự án này là 45.543 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia về chống ngập, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tốc độ đô thị hóa nhanh, trong khi đó các công trình chống ngập và xử lý nước thải tính đến nay lại chưa đủ để bảo đảm ứng phó với các tác động trên. Đến nay, TP.HCM chỉ hoàn thành 3 dự án cải tạo kênh rạch, xây dựng được 3 nhà máy xử lý nước thải, cống thoát nước chỉ được hơn 4.100 km trong tổng số 6.000 km cần xây dựng, nạo vét khoảng 60,3 km trục thoát nước…

TP.HCM mời gọi các nhà khoa học, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư tham gia các dự án môi trường đô thị, xử lý nước thải theo hình thức hợp đồng BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao) và BTL (xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ… Tuy nhiên, hiện nhiều dự án nghìn tỷ cũng gặp nhiều khó khăn trì trệ kéo dài.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 được khởi công ngày 26/6/2016 với tổng giá trị lên đến 9.626 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group), theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với cam kết chống ngập cho khu vực rộng 570 km2 với 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM… Dự án dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2019, thế nhưng, ngày 27/4/2018, chủ đầu tư bất ngờ thông báo dự án tạm ngưng thi công.

Lý do là phía UBND thành phố chưa ký để Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (dự án này được hưởng ưu đãi khi lãi suất phải trả chỉ 3% - thấp hơn rất nhiều so với lãi suất thương mại và BIDV được chọn mặt gửi vàng) và mặt bằng vướng vì chưa giải tỏa. Hơn 4 tháng qua, công trình bất động. Sau các đợt mưa lớn, người dân khu vực những tưởng sẽ được hưởng lợi từ dự án này lại bì bõm.

Hơn thế, TP.HCM cũng đã thực hiện nhiều dự án như thí điểm, thử nghiệm công trình chống ngập bằng máy bơm “khủng” trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh); Hồ điều tiết ngầm đầu tiên trên đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức được Công ty Sekisui (Nhật Bản) và Công ty VMCTech xây dựng miễn phí). Ngoài mục tiêu giảm ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, Võ Văn Ngân, các công trình này sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công nghệ, vật liệu mới nhằm lựa chọn phương án tối ưu trong giải pháp chống ngập trên địa bàn TP.HCM.

Sau 1 năm thí điểm, thử nghiệm công trình chống ngập bằng máy bơm “khủng” và hồ điều tiết, các chuyên gia và đơn vị chuyên môn đánh giá là hiệu quả, có thể áp dụng ở TP.HCM nhưng để triển khai tiếp ở các vị trí khác thì không dễ.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết, trước thực trạng chống ngập, TP.HCM sẽ tiếp thu và có chọn lựa các giải pháp trên cơ sở phải xác định được nguyên nhân gây ngập để giải quyết. Trước mắt, TP.HCM sẽ điều chỉnh lại quy hoạch thoát nước, kế đến xây dựng bản đồ mô phỏng tình hình ngập nước để nhận diện, đánh giá và tìm giải pháp hữu hiệu.

Ông Laurent Umans, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Hà Lan đưa ra thông tin rằng mặt đất TP.HCM đang bị sụt lún với tốc độ khoảng 7 cm mỗi năm và tăng dần qua từng năm.Theo dự báo, khoảng 30 năm, 50 năm hay 100 năm nữa, một phần lớn thành phố sẽ nằm dưới mực nước biển và trở thành đầm lầy.

“Thành phố không nên chờ đợi và nghiên cứu, thay vào đó cần hành động ngay bằng cả “các biện pháp không hối tiếc” và thiết kế các lộ trình nhằm thích ứng để thành phố có thể chủ động trong việc này”, ông Umans khuyến cáo.

Bài và ảnh Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”.
Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Chiều 11/4/2025, trong khuôn khổ hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020–2025 do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức, UBND TP. Đà Nẵng đã trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHCSXH vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bộ Xây dựng đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tổng chiều dài dự kiến hơn 461km. Thông tin này vừa được công bố, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận về một dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về bảo hiểm.
Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội - VITM 2025, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Phát triển điểm đến xanh - Nâng tầm du lịch Việt Nam".
Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g do không đạt chất lượng.
Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hội chợ ITE HCMC 2025 - hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê kông lần thứ 19 sẽ diễn ra từ ngày 4-6/9/2025, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã tổ chức vận hành tuyệt đối an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025

Ngày10/4/2025, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội, Cung Văn hóa Hữu Nghị (Hà Nội).
NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

NHNN Khu vực 2 sửa chữa và bàn giao nhà cho người dân Cần Giờ

Ngày 10/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 2 bàn giao căn nhà sửa chữa tại khu phố Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nằm trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có hoàn cảnh khó khăn của ngành Ngân hàng thành phố.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data