TP. Hồ Chí Minh: Phấn đấu thành trung tâm nông nghiệp chất lượng cao
Theo đó, ngành nông nghiệp TP.HCM phấn đấu đưa chất lượng giống cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất và tiêu dùng góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị sản xuất đạt từ 900 triệu - 1tỷ đồng/ha/năm vào năm 2030, cao gấp (2 - 2,5) lần so với giai đoạn 2010 - 2019. Dự kiến, giá trị giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao sẽ cao hơn các giống, sản phẩm thông thường 6 - 8%, làm giá trị tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2020 - 2030 tăng cao hơn 6%/năm so với giai đoạn 2010-2019.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành nông nghiệp, chính vì vậy lãnh đạo ngành nông nghiệp TP.HCM đã xây dựng chương trình cụ thể định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2030.
![]() |
TP.HCM tiếp tục duy trì đàn bò sữa trên 60.000 con |
Theo đó, từ nay đến năm 2030, ngành nông nghiệp TP.HCM tập trung vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa và các công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phương pháp canh tác, nuôi trồng sản phẩm thương phẩm và công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn và có sức cạnh tranh cao.
TP.HCM sẽ tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu và cung ứng giống rau mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và phù hợp với thị trường. Hàng năm chuyển giao 5-6 giống rau mới chất lượng cao, đẩy mạnh sử dụng giống cây con ươm sẵn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp hướng đô thị. Phục trang các giống rau đặc sản có giá trị cao cung cấp cho thị trường khoảng 850 - 950 tấn hạt giống các loại, đáp ứng cho 1.200.000 - 1.500.000 ha gieo trồng/năm.
Bên cạnh đó, tiếp tục sưu tập, bảo tồn các giống hoa kiểng bản địa, làm nguyên liệu cho việc nghiên cứu, chọn tạo giống hoa mới, trong đó có chọn tạo giống hoa lan mới từ nguồn giống lan rừng. Ngành nông nghiệp tiếp tục nhập nội, thuần hóa, đưa vào sản xuất hàng năm trung bình 5-7 giống hoa cây kiểng mới phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, phù hợp với phát triển nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu hoàn thiện 5-7 quy trình nhân giống invitro một số giống hoa, kiểng có triển vọng; Mở rộng nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử trong công tác giống và công nghệ mới về nấm. Nghiên cứu và hoàn thiện trên 10 quy trình nhân giống nấm ăn và nấm dược liệu có giá trị cao, ứng dụng công nghệ cao trong canh tác và bảo quản chế biến, chiết xuất hợp chất thứ cấp; đồng thời đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ cho vùng sản xuất tại các tỉnh lân cận cho các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất con giống đối với bò sữa, bò thịt, heo; nhập khẩu đưa các dòng tinh cao sản bò sữa, bò thịt; các giống heo mới có năng suất, chất lượng cao từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến làm tươi mới đàn giống ngoại trong nước cũng được quan tâm thích đáng. Theo đó, TP.HCM sẽ duy trì tổng đàn heo là 200.000 con với đàn nái sinh sản chiếm 20% tổng đàn, tổng đàn giống cụ kỵ (GGP) đạt 2.750 con; cải tiến nâng cao chất lượng con giống; phấn đấu 100% các cơ sở giống được quản lý dữ liệu. Song song đó, TP.HCM tiếp tục duy trì đàn bò sữa là 60.000 con. Trong đó, cơ cấu đàn cái sinh sản chiếm 65 - 70% và đàn cái vắt sữa chiếm 50% tổng đàn; xây dựng đàn hạt nhân chiếm 2 - 3% tổng đàn bò sữa thành phố. Tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng, tạo con giống bò sữa phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của thành phố và tiến tới xây dựng thương hiệu giống bò sữa. Phát triển đàn bò thịt 60.000 - 65.000 con, cung cấp cho thị trường 4.500 tấn thịt bò hơi, 10.000 bò cái giống cho thành phố và các tỉnh. Ngành nông nghiệp phấn đấu hình thành chuỗi liên kết sản xuất và xây dựng thương hiệu giống bò thịt TP.HCM.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết, ngành nông nghiệp sẽ nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 75 - 85% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả thành phố; trên 70% hộ nông dân, trên 80% doanh nghiệp ứng dụng các biệp pháp kỹ thuật mang tính công nghệ cao về giống, quy trình canh tác, công nghệ sau thu hoạch; cơ giới hoá, tự động hoá trong quá trình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản xử lý chất thải; các kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong quá trình sản xuất các đối tượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực (rau quả, hoa kiểng, heo, bò sữa, tôm và cá cảnh); Phấn đấu đến năm 2030 trên 30% hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
“Chương trình được thực hiện sẽ thúc đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp của TP.HCM theo hướng nông nghiệp đô thị, hiện đại, thông minh, hiệu quả, bền vững”, ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp
