Tín dụng hỗ trợ tái thiết trường học
![]() | Tăng trưởng tín dụng tích cực, thị trường tài chính tiêu dùng phục hồi |
![]() | Cơ hội kích cầu tín dụng tiêu dùng |
![]() | Đáp ứng tốt vốn tín dụng để phục hồi kinh tế |
Quyết định hỗ trợ này thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập như nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục (cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục); nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục (trường mầm non dân lập, tư thục), trường tiểu học tư thục sẽ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ở các địa phương với lãi suất 3,3%/năm, thời hạn vay không quá 36 tháng để sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.
Tuy nhiên để được vay vốn, các cơ sở giáo dục nêu trên phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn. Đồng thời phải có phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động và được NHCSXH thẩm định. Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm ngày 23/1/2020.
Hạn mức vốn vay tối đa 80 triệu đồng đối với một cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục và vay vốn tối đa 200 triệu đồng mỗi trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục.
Nguồn vốn cho vay theo Quyết định này tối đa 1.400 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của NHCSXH. Dự kiến sẽ có hơn 3.200 trường mầm non, tiểu học và trên 12.300 cơ sở giáo dục mầm non độc lập trong diện được hưởng thụ chính sách.
Theo khảo sát của phóng viên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề tới các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường mầm non tư thục khi mà không ít trường đã buộc phải tạm ngừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Do là trường tư thục, nên khi đóng cửa, các cơ sở này sẽ không có nguồn thu để chi trả tiền lương cho cán bộ cũng như nhiều chi phí khác. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 103.896 giáo viên thuộc cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, riêng bậc mầm non là 101.845 giáo viên. Trên thực tế đã có không ít cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đã phải đóng cửa vĩnh viễn vì khó khăn.
Trả lời phóng viên Thời báo Ngân hàng, lãnh đạo một số trường cho biết, vốn vay lãi suất ưu đãi hiện nay rất cần thiết để các cơ sở giáo dục có điều kiện sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt là trong điều kiện thích ứng an toàn dịch bệnh hiện nay, nhu cầu mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động rất quan trọng. Bởi chỉ khi phục hồi hoạt động thì các cơ sở giáo dục này mới có nguồn thu để chi trả tiền lương, thưởng cho giáo viên, bảo mẫu và các chi phí khác.
Thông tin từ NHCSXH Việt Nam hiện nay các chi nhánh ngân hàng này đã được tập huấn để sẵn sàng cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Riêng tại TP.HCM một địa phương bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, dự báo nhu cầu vốn vay theo Quyết định 11 sẽ rất lớn để tái thiết các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập.
Theo NHCSXH chi nhánh TP.HCM, đơn vị này đã được Trung ương phân bổ 8,3 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập. Đến thời điểm hiện tại, Chi nhánh đã tiếp nhận một hồ sơ vay vốn với số tiền 80 triệu đồng. Lãnh đạo chi nhánh NHCSXH TP.HCM cho biết, có thể thời gian tới nhu cầu vay vốn theo chương trình này sẽ tăng lên sau khi đã rà soát hồ sơ và có thông tin đầy đủ đảm bảo đủ điều kiện thụ hưởng chính sách này của Chính phủ.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
