agribank-vietnam-airlines

Tín dụng chính sách xã hội – chủ trương lớn giúp người dân ‘đuổi” nghèo (Bài 2)

Thanh Thúy - Thanh Thụy
Thanh Thúy - Thanh Thụy  - 
Không để người nghèo và các đối tượng chính sách “bị bỏ lại phía sau” đó là chủ trương mà Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội đã khẳng định. Từ đây, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Cao Băng đã có những bước chuyển mình trong công tác TDCS và công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
aa

Bài 2: Tạo đột phá cho tín dụng chính sách

Tiếp sức cho người dân “đuổi” nghèo

Làm gì để “đuổi” được cái nghèo không chỉ là câu hỏi của người dân mà là bài toán khó giải cho tất cả cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh. Đồng chí Đặng Chiều Phụng, Chủ tịch UBND xã Đình Phùng (Bảo Lạc) cho biết: Cả xã có 606 hộ, gồm 3 dân sinh sống: Tày, Nùng, Dao. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 57,75%. Nguyên nhân nghèo thì có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố lớn nhất là thiếu nguồn vốn. Xác định TDCS chính là “cần câu” cho bà con thoát nghèo, nên xã đã chỉ đạo công tác rà soát, điều tra các đối tượng được vay vốn, tổng hợp nhu cầu để xây dựng kế hoạch tín dụng của xã sát với thực tế; đồng thời chỉ đạo công tác phân bổ nguồn vốn kịp thời cho các thôn xóm trên cơ sở nhu cầu vay vốn. Tính đến nay, trên địa bàn xã đang thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi; có 486 hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã còn dư nợ với số tiền 26,107 tỷ đồng, tăng 17,121 tỷ đồng so với năm 2014. Từ năm 2014 - 2024, có 899 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mỗi năm 2 - 3%.

Nguồn vốn tín dụn chính sách giúp nhiều người dân Cao Bằng thoát nghèo từ phát triển kinh tế gia đình và sản xuất hàng hóa tập trung
Nguồn vốn tín dụn chính sách giúp nhiều người dân Cao Bằng thoát nghèo từ phát triển kinh tế gia đình và sản xuất hàng hóa tập trung

Anh Vi Đình Thuận, xóm Phiêng Chầu 2, xã Đình Phùng chia sẻ: Tôi được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) 50 triệu đồng để phát triển trồng trúc. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, các tổ chức hội tạo điều kiện cho tôi được tấp huấn khoa học kỹ thuật nên tôi sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Hiện gia đình tôi có hơn 7.000 m2 trúc sào, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Gia đình chị Đinh Thị Thơm, xóm Xuân Thành, xã Tiên Thành (Quảng Hòa) phấn khởi nói: Gia đình tôi là hộ nghèo của xóm, năm 2019, tôi vay vốn NHCSXH 50 triệu đồng đầu tư chăn nuôi trâu và nuôi lợn nái sinh sản. Sau 5 năm cần mẫn vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, đến nay, gia đình tôi có 2 con trâu, 11 con lợn nái và hơn 100 con lợn thịt, trung bình mỗi năm xuất được 2 - 3 lứa lợn thịt, trừ chi phí gia đình thu nhập bình quân từ 150 - 200 triệu đồng mỗi năm. Gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững.

Không chỉ gia đình chị Thơm, anh Thuận mà trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn chính sách đã giúp hàng nghìn đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế và đã thực sự phát huy hiệu quả. Nói về hiệu quả vốn vay, đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh khẳng định: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, địa phương chuyển sang, nguồn vốn TDCS đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu được tiếp cận với nguồn vốn TDCS một cách thuận lợi, kịp thời. Vốn TDCS xã hội đã được đầu tư đến 161/161 xã, phường, thị trấn, 100% thôn, bản, khu phố, giúp cho 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất, 43.924 hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm cho 36.980 lao động; hỗ trợ 287 người lao động được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài; xây dựng 48.362 công trình vệ sinh và nước sạch; hỗ trợ 923 học sinh, sinh viên được tiếp bước vào các trường đại học, cao đẳng...; hỗ trợ 590 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến cho học sinh sinh viên; hỗ trợ xây dựng 4.776 căn nhà cho hộ nghèo và xây dựng 332 căn nhà cho hộ gia đình có thu nhập thấp theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP.

Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác quý IV/2024
Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác quý IV/2024

Chất lượng tín dụng chính sách nâng cao

Có mặt tại xã Ngọc Đào (Hà Quảng) vào phiên giao dịch định kỳ của Phòng giao dịch NHCSXH huyện tại trụ sở UBND xã, chúng tôi được chứng kiến không khí vui vẻ, phấn khởi nhưng cũng rất trật tự, an toàn theo quy định của người dân đến giao dịch. Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Đào Đàm Văn Trường cho biết: Chỉ thị số 40 thực sự trở thành điểm tựa nâng cao chất lượng TDCS. Đến nay, trên địa bàn xã đang thực hiện 10 chương trình cho vay thông qua các tổ chức hội đoàn thể, với số dư nợ trên 48 tỷ đồng, với 934 khách hàng dư nợ, giúp cho 654 hộ có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh; giải quyết việc làm trên 300 lao động, phát triển sản xuất chăn nuôi. Hoạt động tín dụng của xã không có tình trạng nợ xấu nợ quá hạn.

Kết quả đạt được của hoạt động TDCS xã hội trong thời gian qua không thể thiếu vai trò của các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác cũng như các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Là cánh tay nối dài của hệ thống NHCSXH, các tổ chức nhận ủy thác, các tổ TK&VV đã đến từng nhà, rà soát nhu cầu vay vốn của từng hộ dân nhằm chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng nguồn vốn chính sách. Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm Đoàn Kết, xã Đức Long (Hòa An) Nông Thị Hà chia sẻ: Với vai trò tổ trưởng Tổ TK&VV tôi luôn chủ động phối hợp với trưởng xóm tuyên truyền chủ trương, chính sách mới mà NHCSXH triển khai, hướng dẫn để người dân tiếp cận các chính sách tín dụng một cách nhanh nhất, tuyên truyền về trách nhiệm và quyền lợi khi vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ trong tổ đạt 2,7 tỷ đồng đồng với 31 tổ viên vay vốn. Nhiều năm liền trong tổ không có nợ quá hạn, lãi tồn đọng.

Là cánh tay nối dài của hệ thống Ngân hàng CSXH, các tổ chức nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã đến từng nhà, rà soát nhu cầu vay vốn của từng hộ dân nhằm chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng nguồn vốn chính sách
Là cánh tay nối dài của hệ thống Ngân hàng CSXH, các tổ chức nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã đến từng nhà, rà soát nhu cầu vay vốn của từng hộ dân nhằm chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng nguồn vốn chính sách

Tổ TK&VV của bà Nông Thị Hà chỉ là một trong 2.130 tổ TK&VV toàn tỉnh có hoạt động thiết thực. Theo đánh giá của Chi nhánh NHCSXH Cao Bằng, đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội toàn tỉnh đạt 4.356,7 tỷ đồng/2.130 Tổ TK&VV/60.896 khách hàng đang còn dư nợ, tăng 2.717,2 tỷ đồng so với năm 2014, chiếm tỷ lệ 99,6%/tổng dư nợ tín dụng chính sách. Trong đó, 1.895 tổ TK&VV xếp loại tốt, chiếm 88,97%; 204 tổ xếp loại khá, chiếm 9,58%; 30 tổ xếp loại trung bình, chiếm 1,40%; 1 tổ yếu, chiếm 0,05%.

Với cách thức “giao dịch tại nhà; giải ngân, thu nợ tại xã”, hệ thống NHCSXH đã phối hợp với chính quyền địa phương mở và duy trì hoạt động các điểm giao dịch tại xã, thị trấn. Tại các điểm giao dịch xã đã công khai các chương trình vay vốn, các thông tin về chính sách tín dụng, thủ tục hành chính. Đây là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, cũng là một đặc thù riêng của NHCSXH, giúp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ TDCS xã hội phục vụ người dân. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng có 161 Điểm giao dịch/161 xã/phường/thị trấn. Hằng tháng NHCSXH thực hiện giao dịch theo lịch cố định 1 ngày/tháng (kể cả ngày thứ Bảy, chủ Nhật) và trên 95% các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến TDCS xã hội đều được thực hiện tại Điểm giao dịch xã.

Các chủ trương, chính sách của Đảng về tín dụng chính sách được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội niêm yết công khai tại các điểm giao dịch xã
Các chủ trương, chính sách của Đảng về tín dụng chính sách được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội niêm yết công khai tại các điểm giao dịch xã

“Thực hiện Chỉ thị số 40, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động TDCS; trích nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH để cho vay; củng cố chất lượng tín dụng; bố trí Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện, quan tâm bố trí về địa điểm, thời gian, an ninh, an toàn đối với các buổi làm việc của NHCSXH tại Điểm giao dịch xã. Vì vậy, TDCS trở thành “điểm sáng” trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn” – đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh thêm.

Đến hết tháng 9/2024, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay đạt 611,8 tỷ đồng, tăng 605,8 tỷ đồng so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40, tỷ lệ tăng đạt 9.931% (bình quân đạt 993%/năm). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện trên 19 chương trình TDCS. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2015 đến 30/9/2024 đạt 8.692,1 tỷ đồng, với 208.468 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,6%; tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,08%/tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm 2014. Toàn tỉnh, có 104/161 xã, phường, thị trấn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 64,6%), có 565/635 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 88,97%); có 2.047/2.130 Tổ TK&VV không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96,1%).
Thanh Thúy - Thanh Thụy

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data