agribank-vietnam-airlines

Tiết kiệm để có thêm nguồn lực chống dịch

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Nếu kiên quyết, có chế tài mạnh chúng ta có thể chống lãng phí một cách hiệu quả và có thêm nguồn lực để phòng, chống đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.
aa

Lãng phí gây thiệt hại lớn

Thảo luận về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu đánh giá công tác này đã được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương nên đã góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Nhiều cải cách hành chính được triển khai mạnh đã góp phần quan trọng trong thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực tài chính, ngân sách, lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản…

Theo báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 của Chính phủ, hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp được triển khai đã giúp hoạt động thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong năm qua có nhiều chuyển biến. Một vài con số cụ thể có thể kể đến như: Ngân sách trung ương tiết kiệm và cắt giảm dự toán ngân sách được khoảng 55 nghìn tỷ đồng; cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử giúp tiết kiệm thời gian, chi phí được khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm; tinh giảm biên chế bộ máy gần 24 ngàn người...

tiet kiem de co them nguon luc chong dich
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất xây dựng bộ chỉ số sử dụng hiệu quả ngân sách

Theo các đại biểu Quốc hội, đây là những nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh năm 2020 gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên Chính phủ cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác này trong đó có việc một số bộ, ngành, địa phương chậm ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chậm báo cáo kết quả thực hiện so với thời hạn quy định. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ và tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục...

Đồng tình với báo cáo của Chính phủ, nhưng đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) cho rằng, lãng phí đã, đang và vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, đang tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, đặt ra những thách thức nghiêm trọng. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần bổ sung làm rõ thêm thực trạng và các hạn chế trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. “Đánh giá đúng tình hình, có dự báo đúng tình hình thì chúng ta mới có cơ sở để tập trung nguồn lực, khai thác tối đa các nguồn lực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, đại biểu này nói.

“Lãng phí rất nguy hại và gây tác hại còn lớn hơn tham nhũng. Nhưng trong nhận thức của nhiều người vẫn xem nhẹ tính chất nguy hại của hành vi lãng phí, khi coi lãng phí chỉ là tồn tại, hạn chế, khuyết điểm đơn thuần”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu và khẳng định: “Phát hiện hành vi tham nhũng có thể gặp nhiều khó khăn vì đó là hành vi tội phạm ẩn, người phạm tội có quyền, có trình độ, thủ đoạn tinh vi thì hành vi lãng phí dễ dàng nhận diện hơn. Nếu kiên quyết, có chế tài mạnh chúng ta có thể chống lãng phí một cách hiệu quả và có thêm nguồn lực để phòng, chống đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội”.

Cần có bộ chỉ số về tiết kiệm, chống lãng phí

Chỉ ra một số dạng lãng phí cụ thể mà cử tri và nhân dân đang rất bức xúc, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh, đầu tư công chắc chắn là một phần lãng phí rất lớn. Theo ông, giải ngân đầu tư công chậm, công trình chậm tiến độ, khiến toàn bộ vốn đưa vào công trình đó không trở thành tài sản đưa vào sử dụng, sẽ gây lãng phí. Dự án triển khai không đúng kế hoạch kéo theo làm chậm các công trình, các hoạt động kinh tế - xã hội khác đã gây lãng phí vốn đầu tư lại gây thêm những lãng phí của các ngành, các lĩnh vực có liên quan. Bên cạnh đó, những dự án đầu tư triển khai xong rồi bỏ đấy, không có hiệu quả hoặc hiệu quả không cao cho thấy chúng ta đã lãng phí từ khâu quyết định đầu tư, thiếu sự tính toán một cách chắc chắn và ổn định…

Đặc biệt, cử tri và nhân dân đang bức xúc trong chuyện để lãng phí khi tài sản nằm ở các DNNN không có hiệu quả, những doanh nghiệp yếu kém, những doanh nghiệp thua lỗ. Điển hình như 12 đại dự án thua lỗ không xử lý được thì hàng năm tiếp tục lỗ thêm, tài sản tiếp tục hư hỏng. Đó sẽ là một lãng phí vô cùng lớn của xã hội. Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có giải pháp mạnh để dứt điểm những việc lãng phí những nguồn lực rất lớn này.

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho rằng, Quốc hội không những phân bổ nguồn đầu tư công mà còn phải tăng cường giám sát, có như vậy mới kiểm soát được nguồn lực quốc gia được đầu tư đúng mục đích và hiệu quả. Trong đó, thay vì xây dựng các công trình, trụ sở hoành tráng mà công năng sử dụng không hết sẽ gây lãng phí, phân bổ nguồn vốn đầu tư công nên tập trung phát triển hạ tầng giao thông, giáo dục, khoa học, công nghệ, vì đây mới là nguồn đầu tư mang tính dẫn dắt, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Góp ý về các chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể trong năm 2021 được nêu trong báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, chỉ tiêu năm 2021 “giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015” thì đây không phải là chỉ tiêu cho một năm (vì so với năm 2015 thì đây là kết quả của một giai đoạn 5 năm). Do đó đại biểu đề nghị cần có chỉ tiêu cụ thể so với năm 2020 thì mới rõ kết quả của năm 2021. Bên cạnh đó, đại biểu Nga cũng đề nghị Chính phủ xem xét lại chỉ tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong năm nay. Hơn nữa, công tác tiết kiệm, chống lãng phí muốn đạt hiệu quả cao còn liên quan rất mật thiết đến năng lực cán bộ, như năng lực nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách, năng lực xây dựng phương án đầu tư sao cho hợp lý và hiệu quả, năng lực quản trị tài chính… Vì vậy, việc chú trọng nâng cao năng lực cán bộ cũng là một giải pháp hữu ích.

Tiếp cận một cách tổng quan hơn, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất cần xây dựng chỉ số đánh giá về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đại biểu này, thông thường để tăng hiệu quả hoạt động, chúng ta phải tạo ra môi trường cạnh tranh. Ví dụ khi đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã thúc đẩy các tỉnh phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn. Tương tự như vậy, nếu có bộ chỉ số để đo lường về hiệu quả sử dụng ngân sách sẽ giúp dễ dàng so sánh hiệu quả sử dụng ngân sách của các địa phương trên mỗi lĩnh vực, qua đó tăng trách nhiệm của các địa phương. Nói cách khác, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ được triển khai tốt hơn. “Vì vậy, tôi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm đề xuất Chính phủ nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số sử dụng hiệu quả ngân sách trong thời gian tới”, đại biểu Cảnh đề xuất.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data