agribank-vietnam-airlines

Tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư “vua”

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động, việc lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả và an toàn cần cân nhắc một cách thận trọng. Trong đó, tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư phù hợp với số đông, nơi trú ẩn lý tưởng của dòng tiền nhàn rỗi.
aa
Dòng tiền sẽ tiếp tục chảy vào ngân hàng Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm
Tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư “vua”

Ông nhận định như thế nào về tiềm năng của các kênh đầu tư trong năm 2025?

Trong năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực hơn và vẫn là kênh đầu tư được yêu thích. Ở lĩnh vực này, vừa tồn tại hình thức đầu tư, đầu cơ và nhu cầu ở thật. Trong năm 2025, khi một số luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản đã có hiệu lực sẽ là một động lực rất lớn để kênh đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc pháp lý vẫn còn đó, chưa thể tháo gỡ trong ngắn hạn, việc luật đi vào cuộc sống cũng cần có thời gian. Hơn nữa, giá của bất động sản hiện đang ở mức rất cao cũng sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc khi xuống tiền và không phải ai cũng có đủ nguồn lực để tìm đến kênh đầu tư này.

Về trái phiếu, đây là kênh có tỷ suất sinh lời tốt, được đẩy mạnh nhưng thị trường này được đánh giá chưa hồi phục hoàn toàn. Hiện chỉ sôi động ở một số trái phiếu của tập đoàn lớn, có uy tín cao trên thị trường. Đối với chứng khoán, kênh đầu tư này cũng có nhiều điểm sáng tích cực. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng đây không phải là lĩnh vực đầu tư dành cho số đông, nhà đầu tư phải có những am hiểu nhất định về thị trường mới dám “xuống tiền”.

Về vàng, trong năm vừa rồi là một năm giá vàng đã có giai đoạn tăng rất cao. Song với nhiều biện pháp từ cơ quan quản lý, hiện giá vàng đã ổn định hơn. Trong thời gian tới, tôi cho rằng, người dân vẫn sẽ tìm đến vàng nhưng chỉ với mục đích tích luỹ, không có hiện tượng đầu cơ quá lớn vì giá vàng đang ở mức khá cao.

Còn với kênh tiết kiệm từ trước đến nay vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhờ mức độ rủi ro thấp, phù hợp với phần lớn nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên an toàn. Hơn nữa, đây cũng đang là kênh đầu tư có khả năng sinh lời khá tốt khi xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đang trở nên rõ ràng hơn.

So sánh tiềm năng của các kênh đầu tư, có thể nhận thấy kênh tiết kiệm sẽ tiếp tục hút dòng tiền nhàn rỗi và vẫn giữ vị trí “ngôi vương”.

Liệu mặt bằng lãi suất tiết kiệm có tăng trong năm nay không, thưa ông?

Theo nhiều dự báo, lãi suất tiết kiệm trong nước có thể tăng nhẹ trong quý I/2025 vì các ngân hàng tăng cường huy động nguồn vốn cho kế hoạch kinh doanh cả năm. Mặt khác, lạm phát đã gần mức 4%, để có lãi suất thực dương, hấp dẫn người gửi tiền, lãi suất huy động phải tăng. Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm sẽ chỉ tăng nhẹ, theo đúng chủ trương của Chính phủ và NHNN là giữ mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp để hỗ trợ chi phí lãi vay của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì thế, các ngân hàng khó tăng mạnh lãi suất huy động vì sẽ ảnh hưởng NIM, từ đó tác động kinh doanh ngân hàng.

Ông có lời khuyên gì đối với người dân khi lựa chọn kênh đầu tư trong thời gian tới?

Thay vì chạy theo tâm lý đám đông, theo tôi nhà đầu tư cần tỉnh táo trong việc phân bổ tài sản theo hướng không nên “bỏ hết trứng vào một giỏ” mà cần kết hợp các kênh đầu tư để mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất, đồng thời giảm rủi ro không đáng có.

Đối với kênh trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đây là lựa chọn có lợi suất hấp dẫn hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, với những biến động khó lường trên thị trường, người dân chỉ đầu tư khi thực sự có kiến thức và am hiểu đối với kênh đầu tư này. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lọc khi đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu để vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa giảm thiểu rủi ro.

Với vàng, đây là kênh đầu tư chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất định nên cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên phân bổ một phần vừa phải trong danh mục tài sản. Điều quan trọng nhất lựa chọn kênh đầu tư trong năm 2025 theo tôi phụ thuộc vào vị thế tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data