agribank-vietnam-airlines

Tiếp tục xem xét các nội dung lớn còn ý kiến khác nhau trong Luật Đất đai (sửa đổi)

Trần Hương
Trần Hương  - 
Chiều nay (28/9), Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, vẫn còn 13 nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau đưa ra xin ý kiến Ủy ban TVQH.
aa
Ủy ban TVQH xem xét, cho ý kiến Luật đất đai (sửa đổi)
Ủy ban TVQH xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Về cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa (khoản 7 Điều 46), dự thảo Luật thiết kế 02 phương án liên quan đến điều kiện cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng (trừ trường hợp thuộc hàng thừa kế). Phương án 1: Trong mọi trường hợp, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa đều phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa.

Phương án 2: Khi nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 176 Luật này thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa theo quy định.

Chủ nhiệm UBKT Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến trong UBKT nhất trí Phương án 1 để bảo đảm quản lý nghiêm ngặt đất trồng lúa, tránh việc trục lợi chính sách nhận chuyển nhượng đất trồng lúa; một số ý kiến tán thành Phương án 2.

Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm (Điều 34). Trên cơ sở rà soát của các cơ quan, dự thảo Luật thiết kế 02 phương án: Phương án 1: Tiếp thu ý kiến ĐBQH, không quy định đơn vị sự nghiệp công tập sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm có quyền bán, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê và quyền thuê trong hợp đồng thuê.

Phương án 2: Giữ quy định như tại dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, đơn vị sự nghiệp công lập thuê đất trả tiền hằng năm có đầy đủ quyền như tổ chức kinh tế thuê đất trả tiền hằng năm.

Về tiền thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm (khoản 3 Điều 154), để giúp nhà đầu tư tính toán được chi phí đầu tư, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khi thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, dự thảo Luật thiết kế 02 phương án: Phương án 1: Giữ quy định như dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, quy định tiền thuê đất phải nộp được điều chỉnh tăng không quá 15% so với chu kỳ trước đó.

Phương án 2: Giao Chính phủ quy định mức trần tỷ lệ điều chỉnh tăng tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình Chính phủ điều hành nền kinh tế.

Thường trực UBKT đề nghị tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết nhưng không quá mức trần tỷ lệ điều chỉnh tăng quy định tại Luật (tổng CPI của giai đoạn trước đó).

Về các phương pháp định giá đất (Điều 159), tiếp thu ý kiến ĐBQH, về các phương pháp định giá đất, dự thảo Luật lồng ghép phương pháp chiết trừ vào phương pháp so sánh, không còn là một phương pháp định giá độc lập; bổ sung trở lại phương pháp thặng dư.

Thường trực UBKT cho rằng đây là nội dung quan trọng, vì vậy, cần có đề xuất chính thức của Chính phủ. Theo một số ý kiến trong Thường trực UBKT, nội hàm các phương pháp đã có sự thay đổi so với quy định của pháp luật hiện hành, vì vậy, chưa có cơ sở thực tiễn để đánh giá tính hợp lý về nội hàm và nguyên tắc áp dụng các phương pháp xác định giá đất, do đó đề nghị chỉ quy định tên phương pháp và giao Chính phủ quy định chi tiết…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị UBKT tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Pháp luật cũng như các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát kỹ lưỡng dự thảo luật, đảm bảo các cái yêu cầu: thể chế hóa đầy đủ chủ trương lớn của Đảng về quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết 18, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, trong đó tập trung vào 8 nhiệm vụ và giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm hoàn toàn thành mục tiêu đến năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý thể chế hóa những vấn đề chính đã rõ và có quyết sách của Trung ương. Với những nội dung chưa được tổng kết, chưa được đề cập Nghị quyết 18 nhưng đến nay thực tiễn phát sinh đòi hỏi cần có cơ chế xử lý. Quá trình nghiên cứu, đánh giá tác động cho thấy có cơ sở Chính phủ nhận định cần thiết bổ sung quy định thì đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ có ý kiến chính thức để báo cáo Bộ Chính trị.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, đề nghị UBKT chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng xây dựng Bộ tiêu chí cũng như lựa chọn phương án tối ưu để báo cáo Quốc hội. Trường hợp có từ hai phương án trở lên thì cần có thuyết minh, lập luận cho từng phương án đánh giá cụ thể căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn cũng như tác động của từng phương án. Tuy nhiên, cần tối ưu hóa để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6…

Trần Hương

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data