agribank-vietnam-airlines

Tiền tài chính – Tiền ngân hàng

 - 
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay sau đó, Chính phủ Cách mạng đã gấp rút chuẩn bị việc phát hành tiền Việt Nam, một biện pháp cơ bản để tạo lập một nền tiền tệ tự chủ, công cụ quan trọng của chính quyền trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
aa
Chuyện ít biết về những họa sĩ vẽ tiền
Làm bài dự thi “TÌM HIỂU VỀ TIỀN VIỆT NAM”
THÔNG BÁO CUỘC THI "TÌM HIỂU VỀ TIỀN VIỆT NAM"

Tiền tài chính

Tháng 12/1945 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ Tài chính đã tổ chức dập các đồng 2 hào, 5 hào, 1 đồng bằng nhôm và sau đó là đồng 2 đồng bằng hợp kim nhôm, ở mặt phải đồng tiền có hình Bác Hồ.

Từ tháng 10/1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã tập trung một số họa sĩ do ông Phạm Quang Chúc tổ chức việc vẽ và in những tờ bạc Việt Nam đầu tiên: Trước hết là tờ 100 đồng “Con trâu xanh” rồi tờ 100 đồng “Đỏ”. Các tờ bạc được thể hiện bằng hình ảnh 3 mục tiêu của Cách mạng lúc đó: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tiếp nối lần lượt ra đời giấy bạc loại 2 hào, 1-5-10-20-50-100-200-500 đồng. Bộ tiền này được Bộ Tài chính tổ chức in ấn và phát hành.

Tiền tài chính – Tiền ngân hàng
Giấy bạc Cụ Hồ mệnh giá 5 đồng

Về việc phát hành tiền Tài chính, từ vĩ tuyến 16 trở ra, đầu tháng 12/1945, Hội đồng Chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính phát hành đồng tiền Việt Nam loại 2 hào nhôm. Đến cuối tháng 1/1946 phát hành tiếp loại 5 hào nhôm. Ngày 31/1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh số 18/6 cho phép phát hành giấy bạc Việt Nam tại miền Nam Trung Bộ, từ vĩ tuyến 16 trở ra. Tiền được phát hành trước tại miền Nam Trung Bộ do điều kiện kinh tế chính trị ở đây tương đối ổn định. Nhân dân nô nức đổi giấy bạc Đông Dương lấy giấy bạc Cụ Hồ. Chính phủ quy định 1 đổi 1, nhưng nhân dân yêu quý đồng bạc Việt Nam và hình ảnh Cụ Hồ trên đồng tiền đã đổi với giá 1 đồng tiền Cụ Hồ ngang với 1,2 – 1,3 tiền Đông Dương. Việc phát hành tiền ở Nam Trung Bộ thắng lợi, tạo điều kiện cho chính quyền ta ở khu vực này giải quyết được khó khăn về tài chính. Đồng thời giúp Chính phủ Trung ương tập trung được một số tiền Đông Dương để chi ở phía Bắc, nơi còn tạm dùng loại tiền này.

Ngày 13/8/1946 Chính phủ ra sắc lệnh số 154/SL quyết định mở rộng việc phát hành giấy bạc Việt Nam ra miền Bắc Trung Bộ (từ vĩ tuyến 16 trở ra). Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định cho phát hành giấy bạc Việt Nam trong cả nước.

Bộ tiền đầu tiên do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành

Ở phía Bắc đến năm 1950 là năm Bộ Tài chính không in tiền Việt Nam nữa. Ngày mùng 6/5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) với vị Tổng giám đốc đầu tiên là ông Nguyễn Lương Bằng. Để thống nhất điều hành chính sách tiền tệ tự chủ đối với các vùng tự do và chiến khu trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, công việc quan trọng đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia được Chính phủ giao phó là phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính.

Theo đó, Ngân hàng Quốc gia đã phát hành loại giấy bạc mới, giấy bạc ngân hàng phát hành được thu đổi với tiền tài chính theo tỷ lệ: 1 đồng tiền ngân hàng = 10 đồng tiền tài chính. Đây là một dấu ấn quan trọng đối với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đây cũng chính là bộ tiền đầu tiên do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành.

Tiền tài chính – Tiền ngân hàng
Một số mệnh giá trong bộ tiền đầu tiên do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) phát hành

Bộ tiền này được phát hành gồm 8 mệnh giá bao gồm: 10 đồng; 20 đồng; 50 đồng; 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng; 1.000 đồng và 5.000 đồng. Đặc điểm đồng nhất của bộ tiền đầu tiên do Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành là đều có hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để đảm bảo sinh hoạt bình thường cho nhân dân, tiền Tài chính thu về qua việc bán hàng của Mậu dịch quốc doanh và thu thuế của các cơ quan Tài chính sẽ không đưa ra lưu thông nữa. Việc phát hành giấy bạc Ngân hàng được tiến hành thông qua việc thu mua nông, lâm, thổ sản của Mậu dịch quốc doanh, qua chỉ tiêu của các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước.

Việc thu đổi trực tiếp được tiến hành từ ngày 15/7/1951 khi Chính phủ công bố lệnh phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ. Đến tháng 12/1952 về cơ bản thu hồi xong tiền Tài chính lưu hành trong vùng tự do.

Kết thúc cuộc thu đổi, Ngân hàng Quốc gia đã thu hồi được trên 88% tổng số tiền Tài chính đã phát hành, số còn lại chủ yếu là loại giấy bạc lẻ từ 50 đồng trở xuống, được phép tiếp tục làm tiền lẻ, một số khác bị giặc đốt phá hoặc rách nát trong lưu thông.

Việc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành đồng tiền chính thức của chế độ Việt Nam Dân chủ Công hòa đã làm hoàn thiện thể chế tiền tệ, gắn việc phát hành tiền với sản xuất lưu thông hàng hóa. Nó có ý nghĩa chính trị sâu sắc, giữ vững niềm tin của nhân dân với Cách mạng.

Cơ chế mới về quản lý tiền tệ được xác lập. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là đồng Ngân hàng Việt Nam, là phương tiện lưu thông thanh toán hợp pháp của nước Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là cơ quan nhà nước quản lý phát hành và tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ. Cơ chế phát hành tiền chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, được quản lý tập trung theo kế hoạch. Đây là điều kiện cần thiết để củng cố và hoàn thiện nền tiền tệ dộc lập, tự chủ, tiến tới xây dựng hệ thống tiền tệ trong cả nước.

Hoài Phi

(Lược theo cuốn “Tiền Việt Nam” do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 2011).

Tin liên quan

Tin khác

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Giá trị tư tưởng và ý nghĩa hiện thực của một bức thư lịch sử

Với sự quan tâm đặc biệt và luôn đánh giá cao vai trò của ngành Tài chính ngân hàng, trong Thư gửi hội nghị cán Bộ Tài chính, ngày 20/2/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm sâu sắc về vị trí, vai trò, phương hướng phát triển ngành Tài chính nói chung và Ngân hàng nói riêng. Những tư tưởng đó có giá trị định hướng chiến lược, chỉ đạo nhận thức và hành động hoạt động của ngành Ngân hàng trong suốt những năm qua.
Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài phải là chỉnh thể thống nhất

Đức và tài cần được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất ở người cán bộ ngân hàng, cũng được xem là tiêu chí chung nhất đối với người cán bộ, công chức khi thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình.
Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Đạo đức cách mạng của cán bộ ngân hàng

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức nói chung và cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nói chung, mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành Ngân hàng nói riêng.
Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Đi tìm tác giả vẽ “con trâu xanh” trên tiền Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Để có được mẫu tiền mang hình ảnh sinh động, thực tiễn, thể hiện đường lối của Đảng, của Chính phủ, phù hợp với tình hình phát triển của cách mạng và kháng chiến, các họa sĩ, trong đó có họa sĩ Nguyễn Huyến - người trực tiếp thực hiện mẫu vẽ, đã phải làm việc miệt mài quên cả trưa tối, khi thì xuống công trường, xưởng máy, lúc về nông thôn để có được những hình ảnh sinh động nhất đưa vào mẫu vẽ.
Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Thăm nhà lưu niệm cố Tổng giám đốc Hoàng Anh

Những hình ảnh, hiện vật và tài liệu được trưng bày tại ngôi nhà phần nào tái hiện chân dung, cuộc đời và sự nghiệp của một người Cộng sản, một bậc lão thành cách mạng, một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Nhà máy in tiền quốc gia: Dấu ấn một thời

Năm 1991, khi Nhà máy In tiền Quốc gia được thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu sự kiện quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước nói chung và ngành in tiền nói riêng. Có thể nói, ngành in tiền nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển nhảy vọt từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại...
Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

Ngành Ngân hàng Tuyên Quang: Nét son trong hành trình phát triển ngành Ngân hàng

70 năm qua, Ngân hàng Quốc gia tỉnh Tuyên Quang xưa kia nay là NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã dẫn dắt hệ thống các TCTD khơi mở huyết mạch tín dụng, thanh toán góp phần đưa Tuyên Quang đi lên cùng hành trình phát triển của đất nước và dân tộc. Đồng thời, lưu giữ những di tích lịch sử của Ngành để các thế hệ hôm nay và mai sau gìn giữ phát huy những truyền thống tốt đẹp của cán bộ ngành Ngân hàng dồn tích suốt dặm dài phát triển.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tiền Việt Nam

Ngay từ bộ tiền đầu tiên, khi nước nhà mới giành được độc lập cho đến ngày nay, dù được thiết kế, in ấn ở đâu, trong hoàn cảnh nào thì hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của mỗi người dân nước Việt luôn được đặt ở vị trí trang trọng và là hình chủ đạo của đồng tiền Việt Nam.
Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Tổng Bí thư: Tiếp tục nỗ lực làm tốt vai trò huyết mạch nền kinh tế

Ngày 5/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ kỷ nhiệm 70 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo về định hướng phát triển để ngành Ngân hàng phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.
Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Ngành Ngân hàng - 70 năm một chặng đường vẻ vang

Trong không khí cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngày 5/5/2021, NHNN Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngân hàng Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data