Thương mại điện tử tiếp tục đổ tiền đầu tư
![]() | Khuyến mãi thanh toán điện tử cuối năm |
![]() | 4 giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam |
![]() |
Các chuyên gia dự báo quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ở mức 150 tỷ USD vào năm 2025 |
Giá 1% thị phần là 142 tỷ đồng
Để mở rộng thị trường, các sàn thương mại điện tử thời gian qua đã không ngừng đầu tư tiền tỷ nhằm tăng dữ liệu của người mua bán giao dịch online cho dù hiện nhiều sàn đang lỗ. Báo cáo tài chính của Lazada cho thấy, kết thúc năm 2018 sàn thương mại điện tử này báo lỗ khoảng 2.150 tỷ đồng, nâng tổng số lũy kế giai đoạn 2015-2018 lên mức 5.300 tỷ đồng và trở thành đơn vị dẫn đầu trên thị trường về số tiền đầu tư vào hệ thống thương mại điện tử.
Nối tiếp là Shopee, Tiki và Sendo đều lỗ rất lớn trong năm 2018, lần lượt 1.900 tỷ đồng (gấp 3 lần 2017), 756 tỷ đồng (gấp 2,7 lần 2017) và 700 tỷ đồng (gấp 2 lần 2017).
Nếu tính chung cả nhóm 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất trên thị trường hiện nay, con số các sàn báo lỗ lũy kế giai đoạn 2015-2018 đã vào khoảng trên 12.500 tỷ đồng và chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc đua báo lỗ dừng lại.
Các chuyên gia của công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đang trong giai đoạn cao điểm cạnh tranh “đốt tiền” giành giật thị phần. Với việc phải thường xuyên đầu tư lớn vào hệ thống vận hành, quảng cáo truyền thông và xây dựng hệ thống nhân sự, tiếp thị bán hàng, VNDirect tính toán, trong giai đoạn hiện nay, để giành giật 1% thị phần của các sàn thương mại điện tử hiện hữu, các đối thủ cạnh tranh ít nhất phải chi ra khoảng 142 tỷ đồng mỗi năm.
Chẳng hạn, trường hợp của Tiki, từ 2012, sàn này đã liên tiếp gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm Cyberagent và Tập đoàn VNG. Tính đến cuối tháng 6/2019 tổng giá trị đầu tư của VNG vào Tiki đã lên mức hơn 506 tỷ đồng. Tuy nhiên, do VNG liên tiếp phải gánh phần lỗ từ công ty liên kết tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong Tiki nên khoản đầu tư này đã được ghi nhận về mức 0 đồng sau 7 năm rót vốn.
Tương tự, trường hợp của Shopee, để thu hẹp khoảng cách với Lazada, trong năm 2019 công ty mẹ là Tập đoàn SEA của Singapore đã rót khoảng 1,5 tỷ USD vào sàn giao dịch thương mại điện tử này, con số đầu tư này hiện vẫn chỉ ngang bằng số báo lỗ lũy kế của Shopee.
Dòng đầu tư vẫn chưa dừng lại
Theo ông Trịnh Nguyên Tuấn Anh - nhà sáng lập Cộng đồng tư vấn đầu tư King Broker, mặc dù các sàn thương mại điện tử liên tục báo lỗ lũy kế nhưng trong những năm tới các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vẫn rót vốn vào các công ty sở hữu sàn thương mại điện tử có thị phần lớn trên thị trường.
Có hai nguyên nhân chính khiến các tập đoàn nước ngoài sẽ tiếp tục rót vốn vào các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam. Thứ nhất là vì bài toán của thương mại điện tử không phải là bài toán kinh doanh mà là bài toán về tài chính. Kết quả kinh doanh có thể không tốt (như báo cáo) nhưng bù lại khi doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần giá cổ phiếu tăng lên, con số thu về sẽ lớn hơn rất nhiều trong dài hạn.
Nguyên nhân thứ hai, hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều hướng đến là cơ sở dữ liệu. Tài sản giá trị nhất của các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… hiện nay là tài nguyên số khách hàng khổng lồ với hàng chục triệu tài khoản. Thông qua những thông tin khách hàng, các tập đoàn có thể sử dụng để khảo sát hành vi tiêu dùng, tính toán xu hướng sản phẩm. Như vậy, chiến lược đầu tư cho bán hàng trực tuyến chỉ là bề nổi mà bất chấp phải chi nhiều tiền để duy trì thua lỗ.
Sau khi trang thương mại điện tử Adayroi của VinGroup ngừng hoạt động, cuộc đua huy động vốn vẫn rất khốc liệt. Trong khi đó sàn thương mại điện tử Sendo mới đây đã công bố huy động thành công 61 triệu USD từ hai nhà đầu tư là EV Growth (Indonesia) và Kasikornbank (Thái Lan). Trong khi đó sàn Tiki cũng huy động thành công 100 triệu USD từ vòng gọi vốn tháng 11/2019. Các sàn có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như Lazada và Shopee, đến hiện tại toàn bộ nguồn vốn hoạt động vẫn được các Tập đoàn Alibaba và SEA hậu thuẫn.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cho rằng, với quy mô thị trường Việt Nam hiện nay khoảng 38 tỷ USD, thương mại điện tử vẫn là mảnh đất màu mỡ và dự báo tiềm năng còn mở rộng để các doanh nghiệp khai thác. Chẳng hạn, mới đây, Tập đoàn Viettel đã đầu tư lớn vào trang thương mại điện tử Voso.vn với kỳ vọng trở thành “chợ tổng hợp” mua bán từ các món hàng thiết yếu đến xa xỉ. Đó cũng có thể coi là một hướng đi táo bạo.
Tuy nhiên, nếu không có chiến lược dài hạn kết nối sàn thương mại điện tử với các liên kết chuỗi giá trị và hệ sinh thái khép kín thì việc đầu tư thương mại điện tử rất có thể trở thành một canh bạc “đốt tiền” chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động sẽ buộc phải rời bỏ thị trường hoặc chấp nhận bị đối thủ mua lại như trường hợp của Adayroi hoặc Zalora, Vuivui… trong năm 2019.
Nếu không có chiến lược dài hạn kết nối sàn thương mại điện tử với các liên kết chuỗi giá trị và hệ sinh thái khép kín thì việc đầu tư thương mại điện tử rất có thể trở thành một canh bạc “đốt tiền” chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động sẽ buộc phải rời bỏ thị trường hoặc chấp nhận bị đối thủ mua lại như trường hợp của Adayroi hoặc Zalora, Vuivui… trong năm 2019. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
