agribank-vietnam-airlines

Thương mại điện tử - kênh bán hàng chủ đạo

Trần Duy Đông
Trần Duy Đông  - 
Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng các chính sách chuyển đổi số cho nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, nhằm thúc đẩy kinh tế số thương mại, công nghiệp, lao động và việc làm.
aa
thuong mai dien tu kenh ban hang chu dao Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử
thuong mai dien tu kenh ban hang chu dao Thương mại điện tử: Con đường để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
thuong mai dien tu kenh ban hang chu dao Thu thuế qua sàn giao dịch thương mại điện tử: Một quyết định cần thiết!

Bán hàng mang đi qua App

Sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bệnh, hiện TP.HCM đã cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày, nhưng theo hình thức bán hàng mang đi. Các siêu thị, cửa hàng cũng được kéo dài thời gian mở cửa (đến 21h) nhưng cũng không bán trực tiếp mà bán trực tuyến hay qua các đầu mối đi chợ hộ... và giao hàng qua shipper (người giao hàng). Chẳng hạn, để mua các món ăn, người tiêu dùng phải đặt hàng qua điện thoại, website, mạng xã hội (Facebook, Zalo) hay các ứng dụng, sàn thương mại điện tử... Các đơn vị kinh doanh tiếp nhận đơn hàng sẽ giao hàng cho các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper).

Nắm bắt được nhu cầu bán hàng cần phải có App, MoMo vừa ra mắt tính năng “Có gì bán nấy” cho phép các cá nhân tự kinh doanh, tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ... có thể đưa ngay các sản phẩm lên bán trên ứng dụng ví điện tử này. Theo đó, người bán chỉ cần có tài khoản MoMo sẽ tạo miễn phí danh sách sản phẩm cần bán trên gian hàng online và không cần đợi xét duyệt, người mua chốt đơn hàng và chuyển tiền thanh toán không dùng tiền mặt trên ví điện tử này. Ngoài ra, ứng dụng cũng hỗ trợ người bán lập danh sách theo nhóm sản phẩm, sản phẩm riêng lẻ, người đặt… hay công đoạn giao, nhận hàng, cùng với bảng thống kê chi tiết tất cả đơn hàng để tiện theo dõi.

thuong mai dien tu kenh ban hang chu dao
Các Fintech đã nhanh chóng cho ra các hình thức tự bán hàng quản lý thanh toán khép kín

Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví điện tử MoMo cho biết: “có gì bán nấy” đã được đội ngũ công nghệ của MoMo nỗ lực triển khai trong thời gian rất ngắn với mong muốn nhanh chóng hỗ trợ người dân mua sắm các hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch. Tính năng mới này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hình thức mua, bán hàng hóa giữa các cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ sẽ trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các đô thị đông dân cư. MoMo sẽ tiếp tục hoàn thiện dần tính năng này và đẩy mạnh thành một sản phẩm chủ lực, dựa trên nền tảng thanh toán an toàn, tiện lợi sẵn có.

Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã trở thành một chất xúc tác thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bùng nổ. Một chuyên gia công nghệ cho biết, dịch Covid-19 bùng phát đã khiến không ít doanh nghiệp buộc phải cho nhân viên làm việc tại nhà. Dịch bệnh cũng khiến xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, từ chỗ ưa chuộng mua sắm trực tiếp sang mua sắm online. Vì vậy người bán hàng phải nắm bắt được sự thay đổi trong tâm lý và hành vi của người tiêu dùng để đáp ứng.

Tuy nhiên, để triển khai bán hàng qua mạng trước hết phải tạo ra một website cho riêng mình để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Trường hợp buôn bán nhỏ lẻ có thể dựa vào các App có số lượng người dùng nhiều và phát triển thêm các nền tảng số khác để giới thiệu sản phẩm hàng hóa.

Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi số

Ông Nguyễn Trọng Đường - Phó vụ trưởng Vụ quản lý Doanh nghiệp thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chia sẻ, đầu năm 2021 dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Bắc Giang khi đó hai huyện của tỉnh đang vào vụ vải thiều. Chính quyền tỉnh đã mời Bộ TT&TT, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm cách tiêu thụ quả vải thiều trong điều kiện đang thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có việc đưa vải thiều Lục Ngạn lên quảng bá và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Trọng Đường cho biết, Bộ TT&TT đang xây dựng các chính sách chuyển đổi số cho nông nghiệp, du lịch, giáo dục, y tế, nhằm thúc đẩy kinh tế số thương mại, công nghiệp, lao động và việc làm.

“Chúng tôi hướng dẫn người nông dân và các hộ cá thể đưa hàng lên sàn thương mại điện tử: mở tài khoản, đăng ký sản phẩm, đăng ký tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt, cách đóng gói sản phẩm cho bộ phận logistics vận chuyển hàng hóa tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử đảm bảo chất lượng đến từng cá nhân khi nhận được hàng…”, ông Nguyễn Trọng Đường nói và cho biết thêm: Mùa vải thiều ở Bắc Giang năm nay, riêng hai sàn thương mại điện tử Voso và Postmart đã tiêu thụ được 800.000 tấn vải thiều với doanh số 250 tỷ đồng, góp phần giữ giá cho vải thiều trong suốt mùa vụ mà không rơi vào điệp khúc “được mùa mất giá”.

Ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cho biết, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, kỹ thuật và chi phí là hai thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải đối mặt khi chuyển đổi số.

Với các DNNVV hay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, khó khăn lại càng lớn. Trên thực tế, ngay cả khi chưa có đại dịch, những hộ kinh doanh như các cửa tiệm bán hàng ăn uống ở các đô thị bình thường cũng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nay việc phải liên kết với các App công nghệ để bán hàng, lời lãi lại càng bị thu hẹp.

Bởi vậy để có thể khuyến khích DNNVV, các hộ kinh doanh chuyển đổi số cũng như thúc đẩy thương mại điện tử, theo ông Nguyễn Kim Hùng, Chính phủ có thể hỗ trợ thuế giá trị gia tăng, thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước... với điều kiện có tỷ lệ doanh thu thương mại điện tử lớn trong vòng 1-2 năm tới. Đồng thời, Chính phủ có thể dành ra một nguồn ngân sách hỗ trợ các DNNVV thông qua cho vay trả góp mua sắm máy tính, đầu tư ứng dụng, đường truyền internet... để họ tiếp cận khách hàng phục hồi hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Song, bản thân các DNNVV cũng cần chủ động tiếp cận với các sàn thương mại điện tử lớn bán hàng online.

(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)

Trần Duy Đông

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 16,480 USD xuống 3.221,45 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.245,41 USD/oz, tăng 0,81 USD so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Các chuyên gia và nhà đầu tư cùng chung nhận định rằng căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính hỗ trợ kim loại quý. Thị trường đang báo hiệu rằng vàng là tài sản dẫn đầu trong thời kỳ bất định phía trước.
Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Sáng 11/4: Giá vàng thế giới tiếp tục được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản vững chắc

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 35,585 USD lên 3.210,95 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.229,8 USD/oz, tăng 52,24 USD so với đầu phiên.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội, giá bán chỉ từ 13,7 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại tòa OXH3 và OXH2 của dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội Kiến Hưng (quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

[Infographic] Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 thấp nhất kể từ 2021

Từ 15h chiều 10/4, giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm sâu, đánh dấu lần hạ thứ ba liên tiếp trong vòng một tháng. Xăng RON 95-III - mặt hàng phổ biến nhất trên thị trường - giảm mạnh 1,710 đồng, còn 19,200 đồng/lít, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Cùng lúc, các mặt hàng dầu cũng đồng loạt hạ 1,120 - 1,320 đồng mỗi lít. Đợt điều chỉnh phản ánh xu hướng giảm giá nhiên liệu toàn cầu và tạo dư địa hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất, vận tải và tiêu dùng trong nước.
Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Sáng 10/4: Giá vàng thế giới tăng hơn 3% sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay tăng 16,145 USD lên 3.099,3 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch gần nhất ở mức 3.107,34 USD/oz, tăng 27,94 USD so với đầu phiên.
Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Sáng 9/4: Giá vàng thế giới bị kìm hãm bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ

Tính đến 8h30 sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay giảm 0,415 USD xuống 2.981,8 USD/oz. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.995,7 USD/oz, tăng 5,4 USD so với đầu phiên.
Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Sáng 8/4: Giá vàng thế giới chịu áp lực trước sự phục hồi của USD

Giá vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của USD trong bối cảnh bạc xanh tăng mạnh khỏi mức thấp nhất trong 6 tháng được ghi nhận vào tuần trước do nhà đầu tư chuyển sang đồng USD như một kênh trú ẩn an toàn, sau khi chính sách thuế quan của Mỹ làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

[Infographic] Tiêu dùng nội địa khởi sắc, giá cả ổn định

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2025 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu và giá gạo hạ theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, so với tháng 12/2024 và cùng kỳ năm trước, CPI lần lượt tăng 1,3% và 3,13%, phản ánh xu hướng tiêu dùng và sức cầu nội địa tiếp tục phục hồi. Nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, văn hóa – du lịch, hàng tiêu dùng… ghi nhận mức tăng giá tích cực, cho thấy tín hiệu sôi động trở lại của thị trường trong nước.
Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Sáng 5/4: Giá vàng thế giới lao dốc không phanh

Giá vàng đã giảm hơn 3%, xóa bỏ mức tăng từ đầu tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data