Thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Xuất nông sản sang thị trường khó tính: Phải bỏ tư duy “buôn chuyến” Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc Đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam - Trung Quốc |
![]() |
Giao dịch tại Sàn giao dịch hoa quốc tế tại Vân Nam. |
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Vân Nam cùng các tỉnh biên giới Việt Nam có truyền thống quan hệ hợp tác tốt đẹp, doanh nghiệp hai bên cũng làm ăn với nhau nhiều năm. Do đó, các cuộc gặp giữa hai bên là rất cần thiết để tìm giải pháp gia tăng giá trị thương mại.
“Tiềm năng hai bên còn nhiều, còn rất lớn. Tuy nhiên, việc giao lưu xuất nhập khẩu còn chưa đáp ứng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng hóa Việt Nam qua Vân Nam còn rất khiêm tốn so với các cửa khẩu khác. Đây là vấn đề cần giải quyết”, ông Nam chia sẻ.
Theo ông Cận Diên Dũng, Cục trưởng Hải quan Côn Minh - Tổng cục Hải quan Trung Quốc: “Chúng tôi hy vọng các cơ quan liên quan hai bên gặp nhau định kỳ ít nhất một lần mỗi năm. Hai bên cần phát huy ưu thế địa lý, tăng cường giao lưu, học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần làm việc cùng thắng, cùng có lợi, mở rộng lĩnh vực, tầng bậc hợp tác”.
Ông Cận đề xuất các cơ quan liên quan của Việt Nam sớm tăng số lượng doanh nghiệp AEO (mô hình doanh nghiệp ưu tiên); thực hiện cơ chế hợp tác xuất nhập khẩu một cửa theo mô hình tiên tiến đã được nhiều nước, nhiều tổ chức tài chính trên thế giới công nhận.
Hiện Việt Nam đã khởi công xây dựng cao tốc nối tỉnh biên giới giáp Vân Nam là Hà Giang đến các địa phương, dự kiến đây sẽ là huyết mạch vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch. Sắp tới, Việt Nam còn khởi công cao tốc từ Hòa Bình lên Điện Biên - tỉnh có biên giới với Vân Nam.
Thứ trưởng Nam đề nghị Hải quan Côn Minh sớm gửi đề án về cửa khẩu thông minh, hải quan thông minh, kết nối thông minh, xuất nhập khẩu một cửa tới các cơ quan quản lý Việt Nam để nghiên cứu thực hiện.
Trước nhu cầu xuất nhập khẩu tăng cao sau đại dịch Covid-19, Thứ trưởng Nam đề nghị Hải quan Vân Nam mở thêm danh mục về thủy sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao số lượng, sản lượng sang tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, Thứ trưởng đề xuất phía Vân Nam sớm có trả lời về việc xuất khẩu thủy hải sản sống sang tỉnh này.
“Chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ, rất chặt, mong sớm nhận được hồi âm từ Vân Nam”, ông Nam cho biết.
Theo ông Hùng Tiên Quân - Phó Cục trưởng Hải quan Côn Minh, từ ngày 1/6, Hải quan Côn Minh và phía Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế trao đổi mẫu chứng nhận kiểm dịch, công nhận lẫn nhau. Trước mắt, sản phẩm chỉ giới hạn ở sầu riêng. Sắp tới, Hải quan Côn Minh sẽ áp dụng các biện pháp giảm thời gian thông quan như khai báo sức khỏe, hàng hóa đầu cuối, thanh toán qua QR Code....
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề xuất trước mắt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với Hải quan Trung Quốc triển khai Hệ thống ECET để trao đổi các giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật điện tử nhằm rút ngắn các thủ tục thông quan.
Sắp tới, hai bên phối hợp xây dựng các danh mục hàng hóa ưu tiên kiểm dịch thực vật, tổ chức các hội nghị trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng quy trình kiểm dịch thực vật theo định hướng “Hải quan 1 cửa khẩu” hay “1 cửa khẩu, 1 điểm dừng”.
"Cục cũng sẽ cử đầu mối trao đổi thông tin, truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của 2 nước", ông Đạt cho hay.
Ngoài ra, hàng năm cần tổ chức hội nghị rà soát các hoạt động, chương trình hỗ trợ thông quan, kiểm dịch thực vật để xây dựng kế hoạch cụ thể cho các năm tiếp theo.
Bà Phạm Lan Trang - đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, 2 bên có thể thống nhất thêm giờ làm việc, giờ nghỉ để thông quan hàng hóa nông sản được nhanh hơn. Ngoài ra, cũng có thể nghiên cứu, thực hiện cơ chế “2 hải quan, 1 điểm dừng” bằng cách đồng bộ về chính sách và cơ sở hạ tầng.
Đại diện Bộ Công Thương, ông Vũ Như Thái đề xuất phía Vân Nam phối hợp với các địa phương Việt Nam tăng cường nâng cấp, cải thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại ở các khu vực cửa khẩu.
Bên cạnh đó, khôi phục thông quan ở các cửa khẩu, lối mở ở biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản và thủy sản.
Ông Thái đề xuất, xem xét cắt giảm thủ tục cho doanh nghiệp, ví dụ như bỏ xét nghiệm PCR Covid-19 với các lái xe hay cấp visa 1 năm cho lái xe ở cặp cửa khẩu và thường xuyên thay đổi thông tin về các thay đổi trong chính sách, các vướng mắc phát sinh để kịp thời tháo gỡ.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
