agribank-vietnam-airlines

Đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam - Trung Quốc

Hải Yến
Hải Yến  - 
Năm 2022, tổng giá trị nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Quảng Tây (Trung Quốc) đạt hơn 14 tỷ nhân dân tệ (NDT). Từ tháng 1 đến tháng 4/2023, mậu dịch nông sản song phương đạt hơn 4 tỷ NDT, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.
aa
Agribank đẩy mạnh hợp tác phát triển chuỗi giá trị nông, thủy sản ở vùng ĐBSCL Tìm hướng đi cho ngành chế biến nông, thủy sản Xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc: Đòi hỏi phải cải thiện chất lượng
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam làm việc với Cục Hải quan Nam Ninh, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tại Quảng Tây.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam làm việc với Cục Hải quan Nam Ninh, Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tại Quảng Tây.

Ông Hứa Hiển Huy - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây chia sẻ, Quảng Tây ủng hộ doanh nghiệp xây dựng trạm thí nghiệm giống nông nghiệp chất lượng cao. Năm ngoái, các trạm thí nghiệm đã nhập hơn 27 loại giống chất lượng cao để nghiên cứu mẫu.

Quảng Tây coi trọng việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, hiện có 14 doanh nghiệp Quảng Tây đang đầu tư ở Việt Nam. Trong khi đó, tại hai thành phố biên giới là Đông Hưng và Bằng Tường, các khu thương mại nông nghiệp đang được xây dựng.

Ông Hứa Hiển Huy cho biết, Quảng Tây mong đợi phía Việt Nam cùng hỗ trợ doanh nghiệp hai nước phát triển về chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến sâu. Quảng Tây cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, phát triển thương mại nông sản tại tỉnh này.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, sau đại dịch Covid-19, điều cần thiết hiện nay là nối lại chuỗi cung ứng nông sản, nâng thương mại giữa hai nước lên tầm cao mới.

Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có sự giám sát của cơ quan chức năng, hạn chế tối đa khâu trung gian gây tăng giá thành. Thứ trưởng cho rằng, cần phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng chuỗi cung ứng, khu thương mại như đề xuất của phía Quảng Tây.

Theo ông Trần Thanh Nam: "Cần mở thêm Hội chợ riêng cho các tỉnh biên giới Việt Nam với Quảng Tây. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đứng ra cùng các tỉnh biên giới, phối hợp với phía Quảng Tây, luân phiên tổ chức thường niên giữa hai bên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng, phục vụ xuất nhập khẩu”.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây nhập khẩu nhiều nông sản Việt Nam nhất trong các địa phương có biên giới đường bộ với Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch năm 2022 lên đến 5,85 tỷ NDT, tăng 86,4% so với 2021, chiếm 14,5% tổng số nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc.

“Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây đã nhập khẩu đến 2,49 tỷ NDT giá trị nông sản của Việt Nam, tăng 44,7% so với cùng kỳ 2022, chiếm 19,7% tổng số nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc”, ông Vương Vị Băng - Cục trưởng Hải quan Nam Ninh cho biết.

Từ những số liệu này, có thể thấy thương mại nông sản giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, trong khi đó Quảng Tây vốn là cửa ngõ nhập khẩu nông sản lớn nhất của Trung Quốc.

Do đang vào mùa cao điểm của các loại trái cây như sầu riêng, xoài nên tình hình thông quan tại các cửa khẩu có dấu hiệu quá tải, vượt quá năng lực của các khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, với những nỗ lực của 2 bên, tình trạng thông quan hàng hóa vẫn được duy trì bình thường.

Mặc dù vậy, để có được kết quả trên, 2 bên đều đã phải tăng cường nhân lực. Do đó, ông Vương bày tỏ mong muốn có thể đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa để nâng cao năng lực thông quan cho các cửa khẩu.

Trong bối cảnh đó, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh đưa ra 3 đề xuất với Thứ trưởng Trần Thanh Nam. Thứ nhất, đề nghị 2 bên tiếp tục tăng cường giao lưu và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn, ví dụ như chuyến công tác của Thứ trưởng Trần Thanh Nam đến Quảng Tây lần này.

Thứ hai là, tăng cường nghiên cứu đưa hệ thống cửa khẩu thông minh vào hoạt động thí điểm. Hiện nay, phía Trung Quốc đã đề xuất thiết lập hệ thống Hải quan thông minh còn phía Việt Nam thì cho ra đời hệ thống Cửa khẩu số, rất tương đồng về quan điểm.

Thứ ba là tiếp tục tạo thuận lợi cho thương mại nông sản nói riêng và thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung. Trong đó, tiềm năng phát triển hợp tác trong thương mại nông sản giữa 2 nước là rất lớn.

Hiện nay, lưu lượng hàng hóa của cả 2 nước trao đổi qua khu vực Quảng Tây rất nhiều nên áp lực thông quan là rất lớn. Do đó, để giải quyết kịp thời các vấn đề tại cửa khẩu, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị phía Hải quan Nam Ninh thiết lập một đầu mối thông tin để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Hải quan Nam Ninh có thể liên lạc dễ dàng với nhau, giảm thiểu trao đổi qua văn bản.

Bên cạnh đó, Quảng Tây có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam với 9 cặp cửa khẩu nhưng mới 6 trong số đó được xuất nhập khẩu rau củ quả. Thứ trưởng Trần Thanh Nam kiến nghị Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng quy mô xuất nhập khẩu rau củ quả lên toàn bộ 9 cặp cửa khẩu, giảm áp lực cho các cửa khẩu truyền thống, tránh ùn tắc, giảm chi phí. Điều này sẽ đem lại thuận lợi cho cả 2 bên.

Ông Trần Thành Nam đề xuất thành lập Hiệp hội nông sản Việt Nam - Quảng Tây, tạo ra kênh chính thống cho doanh nghiệp hai bên cùng phát triển. Hiện tại, nhu cầu hợp tác các doanh nghiệp nông sản giữa 2 nước rất lớn, ví dụ như trong các mùa thu hoạch trái cây như mùa vải đang diễn ra ở Bắc Giang, Hải Dương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp các cơ quan chức năng tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, định hướng, hỗ trợ tốt hơn để đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu.

Hiện giao thương các sản phẩm thủy sản giữa 2 nước, vốn có nhu cầu rất lớn nhưng thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm với sản phẩm thủy sản lại sắp hết hạn vào tháng 9/2023.

Do đó, ông Nam kiến nghị phía Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư mới về xuất nhập khẩu thủy sản và các loài thủy sản sống giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

Việt Nam đang từng bước định hình thị trường carbon nội địa, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong diễn đàn Thị trường Carbon Việt Nam năm 2025 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra đề xuất cho phép doanh nghiệp được mua đến 30% tín chỉ carbon trên tổng hạn ngạch phát thải để bù trừ. Đây là một bước điều chỉnh mạnh mẽ so với mức 10% như dự thảo ban đầu, được kỳ vọng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh một cách linh hoạt và khả thi hơn.
TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa yêu cầu Hội Nông dân thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nhằm mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xây dựng, nhân rộng sản xuất “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”, nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất của người dân nông thôn.
Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá

Để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua "xanh", các hợp tác xã Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất và nắm bắt cơ hội từ kinh tế xanh.
Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, việc đẩy mạnh đầu tư công trở thành một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững. “Tại Kon Tum, tỉnh miền núi Tây Nguyên, công tác này đang được nỗ lực thực hiện với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số vào năm 2025”.
Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Những ngày đầu tháng Tư, không khí lao động tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa như TP. Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc… trở nên nhộn nhịp khi ngư dân bước vào mùa đánh bắt cá trích. Đây được xem là thời điểm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng biển.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú dự và phát biểu tại buổi làm việc.
Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh.
Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data