Thúc đẩy giao thương qua cửa khẩu Nam Giang
Thêm lối giao thương ở khu vực
Theo số liệu từ cơ quan chức năng Quảng Nam, chỉ sau bốn tháng khai trương cửa khẩu quốc tế Nam Giang (Quảng Nam, Việt Nam) - Dak Taook (Sekong, Lào), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2021 qua đây đã đạt hơn 62 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2020...
Theo thống kê, nguồn hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang chủ yếu sản phẩm tinh bột sắn, máy móc thiết bị tái nhập, vật tư xây dựng… Các đơn vị vận chuyển đã tập trung khai thác nhu cầu vận chuyển nông sản xuất khẩu tại khu vực cao nguyên Boloven; vùng trồng cà phê, hồ tiêu, dược liệu… tại các tỉnh Sekong, Champasack, Salavan; các nông trường chuối, dứa, thanh long tại Attapeu (Lào); các vùng trồng cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, nhãn… ở các tỉnh Ubon Raychathani, Sisaket, Yasothon, Charoen, Buriam (Thái Lan)... Ngoài ra, tại Myanmar, phát triển tuyến vận chuyển xuyên biên giới kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 (EWEC 2) từ thành phố cảng Mawlamyine về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới.
![]() |
Cặp cửa khẩu Nam Giang - Dak Taook đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế |
Trước đó, vào tháng 8/2021 cặp cửa khẩu Nam Giang - Dak Taook giữa Quảng Nam và Sekong (Lào) đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Hành trình xuyên Á trên con đường huyết mạch kinh tế và ngắn nhất từ Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Việt Nam) đã được khơi thông. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển thương mại xuyên biên giới - điều mà các địa phương, doanh nghiệp đã mong đợi từ rất lâu...
Với việc cặp cửa khẩu Nam Giang - Dak Taook được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, góp phần quan trọng rút ngắn hành trình xuyên Á từ Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của Việt Nam. Cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Dak Taook chính thức đưa vào hoạt động, mở ra những cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Nam - Sekong nói riêng.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, khi cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Dak Taook được đưa vào hoạt động, đã góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại đầu tư và du lịch giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam với các tỉnh Trung - Nam Lào, Đông - Nam Thái Lan. Không những thế, cặp cửa khẩu này còn góp phần thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào khu vực, hỗ trợ cho sự phát triển của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, cũng như thúc đẩy tiến trình kết nối và hình thành cộng đồng ASEAN.
Phát triển vận tải xuyên biên giới
Là một trong những doanh nghiệp logistics hàng đầu miền Trung, Công ty Giao nhận - Vận chuyển quốc tế Trường Hải - THILOGI (thuộc THACO) đang tận dụng tốt các lợi thế, đặc biệt là tuyến vận chuyển mới từ Đông Bắc Thái Lan/Nam Lào - Champasack/Attapeu - SeKong - cửa khẩu Dak Taook (Lào) - Nam Giang - Chu Lai (Quảng Nam) để đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đường bộ, khai thác hiệu quả nguồn hàng đa dạng từ các khu vực và các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Theo đó, thời gian gần đây THILOGI đã đẩy mạnh việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa xuyên biên giới qua cặp cửa khẩu quốc tế mới này. Công ty cũng đã tập trung đầu tư thiết bị, phương tiện, hệ thống container lạnh, mở các tuyến vận chuyển rộng khắp và cung ứng dịch vụ logistics trọn gói gồm: dịch vụ cảng biển; forwarding vận tải biển quốc tế, nội địa; dịch vụ kho bãi; trung tâm phân phối và các thủ tục hải quan… Cụ thể, để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa, THILOGI đã đầu tư hơn 200 phương tiện chuyên dụng; phát triển đầu mối vận chuyển ở hai đầu Nam, Bắc nhằm tăng cường kết nối hàng hóa, gia tăng nguồn hàng đối lưu; đồng thời mở các tuyến hàng hải đến các cảng lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Với sự đầu tư quy mô, THILOGI đã trở thành đối tác chiến lược cung ứng dịch vụ vận tải đường bộ nội địa và xuyên biên giới cho nhiều doanh nghiệp lớn tại miền Trung - Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ.
Mới đây, THILOGI đã vận chuyển lô 500 tấn trái cây của Công ty HNG từ Lào qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Dak Taook về cảng Chu Lai để xuất khẩu bằng đường biển sang Trung Quốc. Theo kế hoạch, năm 2022, THILOGI sẽ vận chuyển gần 27.600 container trái cây từ các nông trường tại Lào, Campuchia đến cảng Chu Lai và hơn 11.600 container vật tư nông nghiệp đối lưu. Ông Nguyễn Văn Hội - Giám đốc Kinh doanh HNG đánh giá: “THILOGI hiện đang là đối tác logistics chiến lược của chúng tôi. Xét tổng thể, chất lượng dịch vụ, tuyến vận chuyển, phương tiện vận tải của THILOGI khá tốt so với mặt bằng chung hiện nay, chi phí dịch vụ ở mức hợp lý”.
Trên thực tế, hiện tuyến vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Dak Taook hiện là con đường ngắn nhất kết nối khu vực Đông Thái Lan, Nam Lào với cảng quốc tế Chu Lai (Quảng Nam) và các cảng biển, khu kinh tế ở miền Trung Việt Nam. Những thuận lợi này được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng cao, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dịch vụ logistics trên tuyến đường huyết mạch này vẫn còn đơn lẻ, manh mún, rất cần sự tham gia của các doanh nghiệp logistics lớn có dịch vụ đa dạng, chất lượng, năng lực khai thác nguồn hàng đối lưu cao.
Bởi vậy, ông Bùi Minh Trực - Phó tổng giám đốc THILOGI cho biết: “THILOGI đã làm việc với Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Nam Giang, Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam để xây dựng đề án thành lập Depot (cảng cạn) cung cấp các dịch vụ kho, bãi để tập kết kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu; các trạm sửa chữa, trạm nhiên liệu và các dịch vụ phụ trợ… tại cửa khẩu quốc tế Nam Giang, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng”. Song song, công ty tiếp tục đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng các phần mềm quản lý vận tải (STM), khai thác cảng và cảng điện tử ePort, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp; đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng bến cảng nước sâu 5 vạn tấn tại cảng Chu Lai. Dự án sau khi hoàn thành sẽ mở ra nhiều cơ hội khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực, trong đó có nguồn hàng từ vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
Tin liên quan
Tin khác

Nông thôn đang là thị trường tiềm năng của thương mại điện tử

ChatGPT nâng cấp mạnh mẽ với tính năng ghi nhớ toàn bộ lịch sử trò chuyện

Ferrari Purosangue ấn tượng với gói độ thân rộng Novitec Esteso

Sáng 14/4: Giá vàng thế giới tiếp đà tăng

Ducati Panigale V4 Lamborghini – kiệt tác kết hợp hai biểu tượng Ý

Tiffany ra mắt đồng hồ đính 771 viên kim cương, giới hạn chỉ 10 chiếc

Giá vàng thế giới tuần tới: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục là động lực chính

Mất 2 năm để hoàn thiện Porsche 911 GT3 RS với gói độ Sonderwunsch hiếm có

Robot Samsung mới được hỗ trợ bởi AI này sẽ theo bạn khắp nhà để trả lời các câu hỏi
