Nỗ lực giảm nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Tăng tính minh bạch cho gỗ nguyên liệu nhập khẩu |
Rủi ro khi lệ thuộc nguyên phụ liệu
Theo số liệu của Cục Hải quan, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày trong năm 2024 đạt gần 7,15 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2023; 2 tháng đầu năm 2025 đạt trên 1 tỷ USD và tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc.
Trong bối cảnh các quốc gia đối tác của Việt Nam có tham gia hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng yêu cầu khắt khe về tỷ trọng nội địa từ nguyên liệu sợi trở đi, việc phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi Mỹ dự kiến áp thuế lên các mặt hàng có nguồn gốc nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.
Tương tự, ngành nhựa Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng lệ thuộc nguồn cung từ nước ngoài. Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập gần 1,1 triệu tấn nguyên liệu nhựa, tăng 26,8% so với năm trước. Nguồn cung chủ yếu đến từ Đài Loan (27%), Trung Quốc (21%) và Indonesia (14%). Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng gặp khó khăn khi nhập khẩu trên 65% nguyên liệu thô và hơn 90% thức ăn bổ sung.
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến các ngành sản xuất trong nước dễ bị ảnh hưởng trước những biến động toàn cầu. Từ tỷ giá, xung đột địa chính trị cho đến chi phí logistics đều có thể làm tăng chi phí đầu vào, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao và ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất trong nước.
Gỡ nút thắt về nguyên phụ liệu
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, các sản phẩm nhựa trong nước hiện chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để phát triển chuỗi cung ứng nội địa, hướng tới tự chủ nguyên liệu nhựa nguyên sinh và xây dựng hệ thống tái chế kết hợp phân loại rác thải tại nguồn.
Đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, mục tiêu của Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 là đạt sản lượng 24-25 triệu tấn vào năm 2025 và 30-32 triệu tấn vào năm 2030, đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương cần chủ động quy hoạch vùng trồng tập trung, xây dựng mã số vùng trồng và lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực phát triển vùng trồng, gắn với cụm chế biến tập trung để đẩy nhanh liên kết sản xuất.
Ngành dệt may cũng đang đẩy mạnh các giải pháp tự chủ nguyên liệu. Ông Nguyễn Đức Trị, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, đơn vị đang xây dựng chuỗi cung ứng khép kín từ sợi, dệt, nhuộm đến may mặc. Trung tâm PD&B (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm từ vải sản xuất trong nước) của Vinatex đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa chiến lược này. Nhờ vào nguồn nguyên liệu chủ động, trung tâm có thể tạo ra các mẫu thiết kế phù hợp với thị trường quốc tế và đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ các FTA.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO), đề xuất xây dựng trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam. Trung tâm này sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may, da giày chủ động nguyên liệu sản xuất, thúc đẩy đầu tư, chuyển giao công nghệ và tăng cường giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước.
Việc giảm sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước biến động quốc tế mà còn mở ra cơ hội nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm “Made in Vietnam”, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD
