agribank-vietnam-airlines

Thủ tướng: Lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật Đất đai

 - 
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai.
aa
Thủ tướng: Lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật Đất đai - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn - Ảnh: VGP

Sáng 9/6, phát biểu thảo luận tại tổ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn.

Rà soát lại phân cấp, phân quyền

Nhấn mạnh bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa luật, Thủ tướng đồng thời cho rằng không thể đòi hỏi một lần sửa đổi giải quyết được hết vướng mắc, bao phủ được hết góc cạnh của cuộc sống, nhưng phải cố gắng giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai, vì đây là nguồn lực quan trọng của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, dự án luật vừa phải giải quyết vấn đề có tính thực tiễn, vừa phải có tầm nhìn mang tính dự báo, từ đó sửa đổi mang tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược hơn để khi luật ra đời đáp ứng được mong mỏi của nhân dân.

Khẳng định với hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân và rất nhiều việc cần giải quyết, Thủ tướng mong Luật khi được Quốc hội ban hành góp phần quan trọng trong giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Bày tỏ tán thành với ý kiến của đại biểu Quốc hội rằng cần rà soát lại các quy định liên quan phân cấp, phân quyền, bởi thực tế đang rất vướng, Thủ tướng cho rằng có việc hiện qua quy trình nhiều bước nên mất rất nhiêu thời gian, làm lãng phí nguồn lực và cơ hội.

"Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong luật thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới làm được. Việc này phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao khả năng thực thi của đơn vị được phân cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát có khi lại đi chệch hướng, không đi đúng mục tiêu", Thủ tướng nói.

Nêu quan điểm phải mạnh dạn phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn chứng một số tỉnh, thành phố khi được xem xét cơ chế, chính sách đặc thù đều đề xuất việc phân cấp, chứng tỏ đây là vướng mắc từ thực tiễn, chứ không còn là cơ chế ưu đãi.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ phân cấp, phân quyền, "tất nhiên đến mức độ nào phù hợp với trình độ quản lý ở mỗi cấp. Ta phải tin tưởng chứ, vì có Đảng lãnh đạo, có cơ quan Nhà nước, có các đoàn thể… làm công tác kiểm tra, giám sát. Rà soát phân cấp, phân quyền xem dự thảo luật thiết kế được chưa", Thủ tướng nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có nhiều vấn đề cần tháo gỡ để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại và những chi phí không cần thiết cho người dân.

Việc kéo dài làm mất chi phí, mất thời gian và mất luôn cơ hội của người dân, doanh nghiệp, do đó cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai.

Khẳng định nhiều thủ tục hành chính vì quy định quá nhiều tầng nấc, Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội từ báo cáo thẩm tra và tờ trình của Chính phủ tiếp tục rà soát trên tinh thần cắt giảm.

"Chúng tôi rất trăn trở về thủ tục hành chính, không chỉ thủ tục hành chính đất đai đâu, nhưng có lẽ đất đai có rất nhiều thủ tục hành chính cần tháo gỡ. Làm sao để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại cho người dân, giảm những chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Rất cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai", Thủ tướng trăn trở.

Thủ tướng: Lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật Đất đai - Ảnh 2.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: VGP
Quy hoạch đất phải có tầm nhìn dài hạn

Liên quan quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thủ tướng cũng cho rằng cần quy định rõ thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và giảm thủ tục hành chính. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài.

"Đất đai không thể sinh ra, phải sử dụng, khai thác sao cho hiệu quả, gồm cả không gian trên trời, mặt đất và không gian ngầm, rồi liên quan cả không gian biển như vấn đề lấn biển, lấp biển thế nào để vừa giữ môi trường, vừa đảm bảo sự phát triển của đất nước. Phải sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai; làm thế nào cho phù hợp phải có đánh giá. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Vấn đề tiếp theo được Thủ tướng đặt ra là việc thu hồi đất và tái định cư. Đây là nội dung được người dân và cử tri quan tâm nhiều.

"Quan điểm của Đảng rất rõ: Khi thu hồi đất, thực hiện tái định cư thì làm sao người dân nhường đất chuyển đi nơi khác được đảm bảo bằng hoặc hơn nơi ở cũ. 'Bằng' hoặc 'hơn' thế nào thì luật cần lượng hoá. Điều kiện của từng khu vực, từng địa phương có khác nhau nên phải phân cấp để chủ động", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng chia sẻ về vấn đề định giá đất - cũng được cử tri quan tâm. Tuy nhiên, định giá như thế nào cho phù hợp thì là vấn đề khó, thị trường luôn lên xuống nên tuân thủ thị trường thì có can thiệp gì khi cần thiết không?

"Phải cân đối, cần có công cụ của Nhà nước để thị trường phát triển lành mạnh nhưng không tạo nên xáo trộn, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi phải nhường đất để triển khai các dự án. Cái này là khó. Không lượng hoá ra được sẽ dễ dẫn đến không bám sát thực tế và tùy tiện, dẫn đến sai", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa chính, có cơ sở dữ liệu về đất đai mang tính chất bao quát, có thể liên thông tra cứu để tham khảo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai.

Vì vậy, Thủ tướng mong đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, đầu tư thêm thời gian, công sức, chắt lọc từ hàng nghìn trang tài liệu, hàng triệu ý kiến nhân dân để xây dựng Luật chất lượng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, có tầm nhìn và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.

VGP News

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data