agribank-vietnam-airlines

Thủ tướng: Đất nước cần một lớp nông dân đổi mới

 - 
Nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình. Đất nước Việt Nam chúng ta cần một lớp nông dân đổi mới như không để đất manh mún, nhỏ lẻ.
aa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại cuộc đối thoại với nông dân hôm nay, 10/12 tại TP. Cần Thơ.
Thủ tướng: Đất nước cần một lớp nông dân đổi mới
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nông dân Ngô Hùng Thắng (ấp Tân Bình, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp), tác giả hệ thống điều khiển thiết bị tưới vườn hiện đại Smart Viet HT- 8917 hỏi: “Khâu bảo quản sau thu hoạch và chế biến thành các sản phẩm đóng gói, có mã vạch, truy xuất được nguồn gốc đang gặp nhiều khó khăn do nông dân chúng tôi không tự làm được. Đề nghị Thủ tướng cho biết, giải pháp, chính sách gì để hỗ trợ nông dân?”

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh khẳng định, đã có nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước để làm sao doanh nghiệp, chính quyền cùng hỗ trợ nông đân trong việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Tập trung vào chính sách hỗ trợ và sáng kiến kỹ thuật, “nếu có sáng kiến thì chúng tôi cũng sẽ luôn song hành với bà con”.

Cho biết thêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu vấn đề, tại hội trường ai cũng có điện thoại thông minh, vậy có bao nhiêu người sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc, mẫu mã, giá cả. Thủ tướng mong muốn bà con đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phải bắt đầu từ những việc như vậy.

Nông dân Phan Văn Thế (ấp 3, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) phản ánh, hiện nay, những mô hình liên kết sản xuất hiệu quả chưa nhiều, nông dân tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào thương lái, qua các kênh chợ truyền thống. “Như nông dân chúng tôi, việc liên kết với các nhà còn khó lắm, nhất là với doanh nghiệp, nhà phân phối”, ông muốn biết “làm thế nào để có thể tham gia liên kết bền vững, hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp?”.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam trả lời, từ năm 2017 đến nay, Thủ tướng có 6 văn bản chỉ đạo hỗ trợ phát triển HTX. Trong năm 2019, cả nước đã có 2.500 HTX được thành lập mới. “Chúng tôi cũng đang triển khai trương tình xây dựng chuỗi ở từng địa phương và sẽ báo cáo với Thủ tướng vào thời gian tới”.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, đại diện cho 4.000 hộ chăn nuôi heo vùng Đông Nam Bộ bày tỏ, năm 2019 được coi là năm rất khó khăn của ngành chăn nuôi vì dịch tả lợn châu Phi. Ông hỏi về chính sách hỗ trợ nông dân bị ảnh hưởng bởi dịch.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo tất cả các chi nhánh khoanh nợ, kéo dài các khoản nợ tạo điều kiện cho người dân, trong đó có người dân bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi có điều kiện tái đàn, khôi phục sản xuất”.

Nông dân Trần Công Danh (TP. Cần Thơ) đặt câu hỏi về việc đưa thông tin giá cả nông sản, dự báo thị trường nông sản lên website để giải quyết tình trạng được mùa mất giá. Ông Dương Văn Tạo, tỉnh Trà Vinh cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp và biểu hiện rõ nét đặc biệt là xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Ông hỏi Chính phủ sẽ dành nguồn lực như thế nào để phát triển cho toàn vùng?

Thủ tướng: Đất nước cần một lớp nông dân đổi mới
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nhấn mạnh, các thành viên Chính phủ sẽ tiếp thu, giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện.Dành khoảng 3 tiếng rưỡi lắng nghe 19 đại biểu nông dân phát biểu với 53 câu hỏi, Thủ tướng đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân. Thủ tướng cũng nhắc tới trường hợp Ánh Viên, vận động viên bơi lội quê ở Cần Thơ, người đã bật khóc khi chưa đạt thành tích như mong đợi mặc dù chị đã đoạt 6 huy chương vàng tại SEA Games 30 đang diễn ra ở Philippines. Thủ tướng đánh giá cao khát vọng của nữ vận động viên này.

“Còn nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng. Thời gian ngắn không thể giải quyết chi tiết thấu đáo tất cả các câu hỏi, nhưng qua buổi thảo luận hôm nay có thể hình dung một cách hệ thống hơn những vấn đề bà con nông dân quan tâm”, Thủ tướng nói và khái quát lại những vấn đề lớn mà bà con nêu ra.

Trước hết, bà con rất thắc mắc, băn khoăn về cơ chế hỗ trợ, trong đó có cơ chế ứng dụng công nghệ cho phát triển thương mại điện tử, về thủ tục còn rườm rà, tốn thời gian, vấn đề hỗ trợ lãi suất, về quy hoạch vùng nuôi, đặc biệt là hỗ trợ và tìm kiếm thị trường, về liên kết sản xuất, về hỗ trợ các yếu tố sản xuất, vốn, giống, thức ăn và đặc biệt là quy hoạch rõ hơn các vùng và liên kết vùng…

Bà con nông dân còn thắc mắc về cơ chế kiểm soát để phát triển bền vững, về tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực ở bộ phận này, bộ phận khác của các cơ quan có liên quan, tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả, đánh cá bằng chất nổ, tồn tại bất cập về xuất khẩu lao động ở nông thôn, đặc biệt vấn đề môi trường. Công tác dự báo còn yếu kém, tình trạng được mùa rớt giá vẫn còn.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu trên trang web của Bộ Công Thương, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, của Hội Nông dân Việt Nam nên có thông tin rõ ràng hơn về thị trường, về dự báo các khả năng xảy ra, đặc biệt về các cơ chế hỗ trợ đối với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, liên quan đến công tác quy hoạch, thị trường hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đồng thời cần nêu rõ những sản phẩm vật tư hóa chất nào trong bảo vệ thực vật được phép sử dụng vì vấn đề này liên quan đến an toàn thực phẩm, uy tín thương hiệu Việt Nam…

Một vấn đề rất lớn đối với ngành thủy sản là giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó có chính sách cho vay đóng tàu cá. “Trả nợ được thì như thế nào, không trả nợ được như thế nào, hoán đổi làm sao…”.

Thủ tướng: Đất nước cần một lớp nông dân đổi mới
Thủ tướng nhận quà lưu niệm của Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cho biết, ông có đọc một bài báo nói về hàng loạt mô hình khởi nghiệp độc đáo tại ĐBSCL, ví dụ, những mô hình du lịch sinh thái Cần Thơ. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu sau Hội nghị này, các bộ, ngành, địa phương phải có những chuyển biến thực chất, tạo thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương hướng dẫn nông dân, nhất là ngành nông nghiệp sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ, phát triển mạnh mẽ nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan liên quan cần chủ động rà soát các thủ tục liên quan đến hoạt động của người nông dân như thủ tục vay vốn, thủ tục nhận hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển thương mại điện tử. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi nghe đại diện Ngân hàng Nhà nước phát biểu, khẳng định cung ứng đủ vốn cho nông dân, bãi bỏ thủ tục phiền hà cho nông dân đồng thời đặt vấn đề giảm lãi suất phù hợp để giảm chi phí cho sản phẩm nông nghiệp.

“Một câu hỏi lớn là nông dân phải làm gì để cùng Nhà nước thực hiện câu nói của Bác: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, Thủ tướng nêu rõ. “Và tại đây chúng ta có một yêu cầu đặt ra, đất nước Việt Nam chúng ta cần một lớp nông dân đổi mới” như không để đất manh mún, nhỏ lẻ.

Nông dân Việt Nam cần nâng cao học vấn và kiến thức, không những kiến thức khoa học công nghệ mà cả kiến thức về thị trường để sản xuất có hiệu quả hơn.

“Nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình”, Thủ tướng đặt vấn đề về một tinh thần tự lực, tự cường của nông dân Việt Nam.

Thủ tướng cũng ghi nhận cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp nông dân, trước hết là những vấn đề cấp bách, bảo vệ chống sạt lở và biến đổi khí hậu.

* Cùng ngày, Thủ tướng đã đến thăm một mô hình sinh thái miệt vườn của nông dân tại xã Phong Điền, Cần Thơ.

Chinhphu.vn

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước từ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) cần phải thực hiện thường xuyên hàng ngày và không thể lơ là, đi vào trong tiềm thức, ý thức của từng cán bộ ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh THTK, CLP trong ngành Ngân hàng để tạo thêm nguồn lực phát triển đất nước, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và nhiều người nghèo cần hỗ trợ”, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nói tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác THTK, CLP trong ngành Ngân hàng năm 2025 sáng 11/4.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data