Thu nợ ngân hàng qua phối hợp thi hành án
![]() | Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thi hành án dân sự liên quan đến xử lý TSBĐ của các TCTD |
![]() | Cần nâng cao hơn hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự |
![]() | Khó khăn thu hồi nợ trong thi hành án |
Gần hai năm trước, NHNN và Bộ Tư pháp lần đầu tiên ký kết Quy chế 01 phối hợp trong công tác thi hành án dân sự trước bối cảnh thu hồi nợ hậu bản án rất chậm chạp, có thể đẩy các tài sản đảm bảo nợ vay vào vòng xoáy giá cả thị trường. Theo đó, ngay từ cuối năm 2015, ở các địa phương các chi nhánh NHNN đã cùng với các Cục Thi hành án Dân sự thực hiện, có những địa phương ngành NH bổ sung chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn của các TCTD trên địa bàn.
![]() |
Các NHTM ở TP.HCM vẫn kêu thu hồi nợ qua thi hành án còn thiếu thông tin và chậm chạp |
Đơn cử như NHNN chi nhánh TP.HCM đã chủ động đến các TCTD khảo sát về kết quả thi hành án, lắng nghe những vướng mắc từ thực tế của các NH trong quá trình xử lý nợ xấu qua hoạt động thu hồi nợ hậu bản án. Tính đến hết năm 2016 tổng số vụ thi hành án đã tăng 36 vụ, với số tiền các TCTD thu hồi từ nợ vay lên đến trên 700 tỷ đồng. Nhiều vụ việc giải quyết nợ xấu gặp khó khăn và phức tạp tồn đọng nhiều năm đã được lãnh đạo cơ quan thi hành án giải quyết hiệu quả.
Trong đó điểm nổi bật là việc cải cách thủ tục hành chính, như chậm cưỡng chế kê biên tài sản của TCTD giảm rõ rệt. Chỉ tính trong khoảng thời gian từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016 ở TP.HCM đã giảm 77 vụ vướng mắc thủ tục hành chính. Số vụ vướng mắc các quy định pháp luật đã giảm 33 vụ và số vụ chậm cưỡng chế giảm 31 vụ.
Điều này cho thấy, thu hồi nợ qua liên ngành là có hiệu quả thực sự, tiết kiệm nhiều chi phí và đặc biệt rút ngắn thời gian thu hồi tiền cho vay của NH từ quá trình xử lý nợ xấu qua kênh thi hành án, bên cạnh các kênh bán nợ, thu hồi nợ bằng tiền… Theo đánh giá của các TCTD có những vụ việc trực tiếp xử lý nợ xấu qua thi hành án theo chương trình phối hợp này đã nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị thi hành án ở quận, huyện. Thái độ, tinh thần trách nhiệm của chấp hành viên sâu sát hơn trong việc cùng NH thu hồi nợ xấu, cơ quan quản lý NH địa phương đóng vai trò thúc đẩy các mối quan hệ giữa TCTD với các chấp hành viên.
Giải quyết nợ xấu là hạt nhân của tái cơ cấu hệ thống tài chính rất được Chính phủ quan tâm trong hai trụ cột cải cách DNNN và tái cơ cấu đầu tư công. Thu hồi nợ xấu qua kênh phối hợp với thi hành án là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong thu hồi các khoản nợ lâu năm và đòi hỏi những yêu cầu cho giai đoạn tới.
Đó là phải duy trì công tác trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý NH và thi hành án. Trong đó, có yếu tố định kỳ cung cấp các thông tin liên quan để hai cơ quan nắm bắt tình hình thực hiện quy chế phối hợp. Phải tổ chức công tác sơ kết, tổng kết định kỳ theo đúng tinh thần quy chế đã được ký kết. Qua đó, hai cơ quan gặp gỡ trực tiếp với tất cả các chi cục thi hành án quận/huyện và các TCTD để trao đổi những khó khăn vướng mắc trong quá trình thi hành án.
Điều đặc biệt quan trọng các thành viên phối hợp phải tích cực hỗ trợ các TCTD hoặc các chi cục thi hành án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý vụ việc. Đối với giải pháp này, đòi hỏi các bên có liên quan tiếp tục phát huy tối đa vai trò trong việc thực hiện quy chế, cần tích cực hỗ trợ phối hợp cung cấp thông tin, thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật khi có yêu cầu.
Thực thi phối hợp nếu không có kiểm tra, kiểm soát của các thành viên xử lý trực tiếp công việc thu hồi nợ xấu sau bản án sẽ trở nên không có ý nghĩa. Như ở TP.HCM tổ chỉ đạo thi hành án liên quan đến NH và thi hành án dân sự trọng điểm. Trong quá trình này yêu cầu các bộ phận chuyên môn phải tự khắc phục những sai sót trong quá trình tổ chức thi hành án và có giải pháp thu hồi nợ xấu dứt điểm.
Đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước phải hướng dẫn các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đặc biệt đối với nhân viên pháp chế trong các NHTM. Theo đó, hoạt động phối hợp giữa ngành NH với tư pháp mới có những cuộc đối thoại để giải đáp những vướng mắc trong chính sách mới về thi hành án dân sự. Đồng thời các TCTD cũng phải có những lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách thu hồi nợ qua thi hành án cập nhật tình hình mới để giải quyết nợ xấu tốt hơn.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
