Thiếu minh bạch như cổ phiếu khoáng sản
![]() | Kem chảy… ra tiền |
![]() | Tìm hiểu về cổ phiếu MBB |
![]() | Có nên vay tiền gom cổ phiếu lúc này? |
“Phát tiết” cả chất lẫn lượng
Nếu nói rằng, muốn tìm mặt trái của TTCK, hãy đến với những DN khoáng sản. Hồi giữa năm 2015, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS) đã bị khởi tố để điều tra những sai phạm cá nhân. Vào ngày 12/8/2016, 49,43 triệu cổ phiếu KSS đã bị huỷ niêm yết bắt buộc tại sàn HoSE.
Vào ngày 15/4, CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản miền Trung (MTM) đưa 31 triệu cổ phiếu lên niêm yết và cổ phiếu này đã tăng mạnh đến 40% trong những phiên đầu tiên. Nhưng khoảng hai tháng sau, trên thị trường xuất hiện những thông tin về việc DN này ngừng hoạt động, trụ sở DN lại là… quán bò né! Sau đó MTM bị tạm ngừng giao dịch và trở thành một trong những cổ phiếu tai tiếng bậc nhất trên thị trường.
![]() |
Cổ phiếu khoáng sản đang tự làm xấu và cô lập mình trên TTCK |
Giai đoạn tháng 9/2016, một loạt DN khoáng sản niêm yết như Bình Thuận (KSA), Luyện kim màu (KSK), Hoà Bình (KHB), Hưng Long (KHL)… liên tiếp bị phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng vì những vi phạm về công bố thông tin. Mới nhất là vụ việc Tổng giám đốc của Khoáng sản Á Cường (ACM) đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu ACM và thông tin được công bố ngày 22/9, giá cổ phiếu này tăng kịch trần vào ngày 25/9. Nhưng ngay sau đó, thông tin lại được đính chính là “bán 2 triệu cổ phiếu” chứ không phải “mua”.
Và còn đó rất nhiều những sai phạm “không tưởng” của các DN trong ngành khoáng sản mà nếu phản ánh thì một vài bài báo chắc chắn là chưa đủ. Điểm cần nhấn mạnh là các sai phạm của DN khoáng sản đều “phát triển” cả về số lượng lẫn “chất lượng”. Nhiều DN sai phạm khiến cho NĐT, cổ đông thiệt hại rất nhiều. Và những chiêu trò mà các DN khoáng sản dùng để qua mắt thị trường lẫn cơ quan quản lý thì ngày một quái hơn.
Không vi phạm không được?
Niêm yết để huy động nguồn vốn, để tăng cường hiệu quả hoạt động, để minh bạch hơn… những mục tiêu này có lẽ không nằm ở các DN khoáng sản trên sàn. Bởi đơn giản, nếu có những ý định tốt đẹp này thì chắc chẳng dẫn đến những sai phạm kỳ quặc và tồi tệ. Vậy mục tiêu lên sàn của DN là gì, có lẽ chỉ người trong cuộc mới có câu trả lời chính xác nhất.
Điển hình như trong câu chuyện của MTM, một công ty không rõ lai lịch, hoạt động, nhưng cổ phiếu lại được trao tay thật sự và người mua phải trả tiền cho người bán, chẳng khác nào in giấy để đổi tiền. Những sai phạm về công bố thông tin nếu xuất hiện sau một đợt sóng cổ phiếu xuất hiện thì người ta có quyền nghi ngờ, liệu có sự trục lợi với những người giữ quyền công bố thông tin hay không?
Có một sự thực ở đây là với những vi phạm tràn lan như vậy, cổ phiếu khoáng sản đã và đang dần trở thành một điểm đen trên thị trường và càng lúc, NĐT càng tránh xa. Bằng chứng cũng rất rõ ràng là giá của nhiều cổ phiếu cứ giảm dần đều theo năm tháng. Rất nhiều cổ phiếu khoáng sản có giá dưới mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu, thậm chí là dưới 1.000 đồng/ cổ phiếu. Vậy nên với những cổ phiếu loại này thì dù khối lượng giao dịch có lên đến vài trăm nghìn cổ phiếu hay thậm chí vài triệu, thì giá trị quy ra cũng không đáng kể.
Nói cách khác thì với những sai phạm đã diễn ra, cổ phiếu khoáng sản đang tự làm xấu và cô lập mình trên TTCK.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
