agribank-vietnam-airlines

Thị trường hàng hóa: MXV-Index rơi xuống đáy 9 tuần

P.L
P.L  - 
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu trong tuần giao dịch vừa qua (24/2 - 2/3). Lực bán rất mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index rơi 3,5% xuống 2.264 điểm.
aa
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index rơi về mức thấp nhất trong một tháng Nhộn nhịp đầu tư thị trường tín chỉ carbon

Đóng cửa, toàn bộ 4 nhóm hàng chìm sâu trong sắc đỏ, trong đó chỉ số giá nhóm nông sản giảm mạnh nhất, gần 5,4%. Tương tự, thị trường kim loại cũng chứng kiến giá của toàn bộ 10 mặt hàng cùng lao dốc…

Thị trường hàng hóa: MXV-Index rơi xuống đáy 9 tuần
Thị trường hàng hóa ‘đỏ lửa’ kéo MXV-Index rơi xuống đáy trong 9 tuần

Ngô kéo dài chuỗi giảm 6 phiên, chạm mức thấp nhất trong hai tháng

Thị trường nông sản tuần qua chứng kiến đà giảm sâu ở cả hai mặt hàng ngô và lúa mì, khi nguồn cung gia tăng và nhu cầu xuất khẩu đối mặt với nhiều thách thức.

Kết thúc tuần giao dịch, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm hơn 7% về mức 184 USD/tấn, kéo dài chuỗi 6 phiên lao dốc liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong gần hai tháng. Áp lực bán gia tăng khi giá chạm ngưỡng kháng cự tâm lý, trong bối cảnh thị trường phản ứng tiêu cực với báo cáo diện tích gieo trồng năm 2025 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Báo cáo từ USDA cho biết diện tích trồng ngô tại Mỹ có thể đạt 38,04 triệu ha vào năm 2025, tăng khoảng 1,38 triệu ha so với năm trước. Đây là mức tăng đáng kể và là một yếu tố gây áp lực lớn lên thị trường. Diện tích gieo trồng cao đồng nghĩa với sản lượng có thể tiếp tục ở mức dư thừa.

USDA cũng nhấn mạnh trong số ba loại cây trồng chính là ngô, đậu tương, bông thì ngô sẽ có mức tăng diện tích lớn nhất. Với mức diện tích này, sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2025-2026 có thể đạt mức kỷ lục mới xấp xỉ 395,9 triệu tấn. Con số này không chỉ tạo ra bất ngờ mà còn tác động mạnh mẽ tới diễn biến giá ngô, đồng thời tạm thời xoa dịu những lo ngại về mùa vụ ngô Nam Mỹ, vốn đang gặp nhiều thách thức trong giai đoạn gieo trồng.

Lực bán cũng chiếm ưu thế trên thị trường lúa mì trong tuần vừa qua với chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp, đẩy giá lúa mì Chicago đóng cửa ở mức 204 USD/tấn, giảm gần 8% so với đầu tuần trước.

Mới đây, Trung Quốc vừa hủy thêm 3-4 lô hàng lúa mì từ Argentina, sau khi đã hủy 9-10 lô từ Australia vào tháng trước. Động thái này làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu lúa mì của nước này, qua đó tác động tiêu cực đến thị trường toàn cầu.

Xu hướng cắt giảm nhập khẩu không phải là lần đầu tiên. Gần một năm trước, Trung Quốc cũng liên tục hủy bỏ các đơn hàng lúa mì SRW từ Mỹ. Việc giảm mua từ một trong những khách hàng lớn nhất thế giới có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các nhà xuất khẩu chính như Mỹ, Australia và Argentina. Khi nhu cầu suy yếu, lượng cung dư thừa trên thị trường sẽ tạo áp lực giảm giá mạnh hơn.

Trong khi đó, USDA dự báo diện tích trồng lúa mì của nước này đạt 19,02 triệu ha, tăng khoảng hơn 364.200 ha so với vụ trước. Diện tích trồng mở rộng chủ yếu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi hơn và tỷ suất lợi nhuận ổn định so với các loại cây trồng khác.

Lực bán áp đảo trên thị trường kim loại

Sắc đỏ cũng bao vây thị trường kim loại trong tuần giao dịch vừa qua. Trong bối cảnh lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao trong cuộc họp tháng 3, giá hai mặt hàng kim loại quý chịu sức ép mạnh.

Chốt phiên giao dịch tuần, giá bạc lao dốc 5,43% xuống còn 31,22 USD/oz. Trong khi giá bạch kim cũng đánh mất 5,04%, lùi về mức 937,9 USD/oz, ghi nhận mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1.

Đà giảm của nhóm kim loại quý chủ yếu đến từ những lo ngại Fed sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao trong cuộc họp tháng 3 tới. Dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) công bố ngày 28/2 cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng 0,3% so với tháng trước trong tháng 1, phù hợp với dự báo. Điều này củng cố quan điểm rằng Fed có thể chỉ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6 thay vì tháng 3 như kỳ vọng trước đó.

Bên cạnh đó, các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát, buộc Fed phải duy trì lãi suất cao để kiểm soát nền kinh tế. Lãi suất cao khiến dòng vốn chảy vào thị trường trái phiếu, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản trú ẩn như kim loại quý.

Ngoài ra, giới chuyên gia tại công ty dịch vụ tài chính OANDA nhận định mức thuế cao đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ có thể khiến doanh số xe suy giảm, kéo theo nhu cầu bạch kim giảm khoảng 1% trong năm nay, tương đương 102.000 oz. Hiện tại, ngành công nghiệp ô tô đóng góp gần 40% tổng nhu cầu bạch kim toàn cầu.

Đối với nhóm kim loại cơ bản, giá đồng giảm 1,46%, chỉ còn 10.026 USD/tấn. Đáng chú ý, giá quặng sắt cũng trượt dốc tới 4,94% xuống mức 102,4 USD/tấn, ghi nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp.

Giá đồng trong tuần qua ghi nhận xu hướng giảm do áp lực tồn kho gia tăng, khi thị trường dự báo nguồn cung dư thừa hơn 300.000 tấn trong năm 2024. Đến giữa tuần, tâm lý lo ngại càng gia tăng sau khi Mỹ thông báo mở cuộc điều tra xem xét khả năng áp thuế nhập khẩu đồng, làm dấy lên quan ngại về sự suy yếu trong nhu cầu tiêu thụ.

Tuy nhiên, đà giảm giá đồng đã phần nào được thu hẹp nhờ sự cố mất điện diện rộng và nguy cơ động đất tại miền Bắc Chile – khu vực khai thác đồng quan trọng trên thế giới. Ngoài ra, triển vọng tiêu thụ đồng trong lĩnh vực năng lượng xanh cũng nhận được sự hỗ trợ từ kế hoạch của Ủy ban châu Âu (EC), theo đó khối này sẽ thúc đẩy sử dụng xe điện trong đội xe doanh nghiệp vốn chiếm khoảng 60% tổng thị trường xe mới tại châu Âu.

Trong khi đó, giá quặng sắt tuần qua liên tục chịu áp lực từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ đối với nhôm và thép. Chính sách này không chỉ làm gia tăng chi phí cho nhiều doanh nghiệp tại Mỹ, mà còn khiến các quốc gia khẩn trương triển khai các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa trước nguy cơ thép Trung Quốc tràn vào. Trong khi đó, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn còn chìm trong ảm đạm, khó có khả năng hấp thụ lượng thép dư thừa, làm gia tăng lo ngại về áp lực dư cung trên thị trường.

P.L
MXV

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Tuần này, các quyết định chính sách tiền tệ đầu tiên của Nhóm G-7 kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào cuộc chiến thương mại, gây hỗn loạn trên các thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ phản ánh những cách tiếp cận khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây xáo trộn thương mại toàn cầu với quyết định miễn thuế cho một loạt thiết bị điện tử tiêu dùng và linh kiện công nghệ. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cổ phiếu công nghệ và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung, trong khi thị trường trái phiếu và tiền tệ có thể sẽ diễn biến theo một chiều hướng khác.
Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Mỹ vừa thông báo miễn thuế đối ứng với nhiều mặt hàng điện tử tiêu dùng quan trọng như smartphone, laptop, ổ cứng, thẻ nhớ...
Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Từng được xem là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng bị bán tháo mạnh trong tuần vừa qua khi các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và đẩy lạm phát tăng.
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data