agribank-vietnam-airlines

Thị trường chứng khoán 2024: Nhiều dự cảm tốt lành

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Trải qua một năm 2023 nhiều thách thức, nhưng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự phát triển đúng theo định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề ra ngay từ đầu năm là tập trung phát triển sâu về chất lượng, ổn định và minh bạch. Giới chuyên môn kỳ vọng năm 2024 thị trường phát triển cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Chính phủ.
aa
Nhiều cơ hội cho Việt Nam trong thu hút vốn ngoại và mục tiêu tăng trưởng Dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam như thế nào trong năm 2024?

Vốn hóa thị trường cổ phiếu vẫn tăng

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng TTCK vẫn đạt được những kết quả khả quan. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm, tăng 12,19% so với cuối năm 2022. Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt trên 17.500 tỷ đồng một phiên. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu ước đạt gần 6.000.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2022, tương đương với khoảng 62% GDP của năm 2022 với 739.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và 862 cổ phiếu đăng ký giao dịch.

Cùng với đó, TTCK phái sinh vẫn duy trì ổn định với khối lượng giao dịch bình quân đạt 236.867 hợp đồng trên một phiên, số tài khoản nhà đầu tư mới tăng trên 350.000 tài khoản, đưa tổng số lượng tài khoản chứng khoán lên đến 7,4 triệu tài khoản, tương đương với 7,5% dân số và vượt mức 5% dân số theo mục tiêu được đề ra trong Đề án cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Với sự nỗ lực của Chính phủ giữ vững ổn định tăng trưởng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, TTCK Việt Nam sẽ phát triển cả về quy mô và chất lượng
Với sự nỗ lực của Chính phủ giữ vững ổn định tăng trưởng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, TTCK Việt Nam sẽ phát triển cả về quy mô và chất lượng

Hoạt động thông qua đấu thầu trái phiếu đạt 305.000 tỷ đồng, tăng 54,9% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp cũng ghi nhận giá trị đạt gần 6 nghìn tỷ đồng một phiên. Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, có 210 đợt phát hành thành công với trị giá 218.434 tỷ đồng. Năm 2023 cũng là năm đánh dấu hệ thống giao dịch trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động, góp phần quan trọng giúp thị trường phát triển theo hướng công khai, minh bạch, bền vững. Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện có 760 mã trái phiếu của 206 tổ chức phát hành, giá trị giao dịch 519,4 nghìn tỷ đồng, thanh khoản bình quân trên thị trường đạt 1.259 tỷ đồng trên một phiên, TTCK Việt Nam được quản lý, giám sát thường xuyên, liên tục, bảo đảm vận hành một cách an toàn, thông suốt, minh bạch và kỷ cương…

Kịch bản lạc quan, VN-Index lên mức 1.350 điểm

Theo ông Đỗ Hiệp Hòa, Giám đốc Đầu tư MB Capital, năm 2024 thách thức lớn nhất vẫn là những biến số vĩ mô của kinh tế thế giới và của Việt Nam. Nhìn nhận các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam đều cho thấy, châu Âu đang khó khăn, Mỹ vẫn đang trong giai đoạn cuối của chu trình thắt chặt tiền tệ, đối tác gần chúng ta là Trung Quốc cũng đang phải “vật lộn” với những khó khăn của thị trường bất động sản. Do vậy, động thái của các ngân hàng trung ương, đặc biệt của Fed sẽ là một yếu tố chúng ta cần quan tâm.

Một yếu tố khác theo ông Hòa là xu hướng tăng trở lại của lạm phát tổng thể. Nếu trừ đi biến động của giá năng lượng và lương thực thì lạm phát lõi vẫn đang có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, theo ông Hòa, nhà đầu tư vẫn cần phải theo dõi chặt những yếu tố này và động thái của Fed về lãi suất. “Tôi nhìn nhận thách thức lớn nhất của năm 2024 vẫn là vấn đề về tỷ giá, lạm phát”, ông Hòa cho hay.

Tuy nhiên ở khía cạnh cơ hội, ông Hòa cho rằng, 2024 chúng ta đang chuẩn bị kế hoạch để nâng hạng vào năm 2025. Đây là cơ hội tiềm năng có tính khả thi cao dù vẫn còn một số vấn đề kỹ thuật cần xử lý. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính sẽ có dòng vốn lên tới 7 -10 tỷ USD tham gia vào thị trường Việt Nam nếu chúng ta được nâng hạng. Điều này sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK Việt Nam trong bối cảnh khó khăn về dòng tiền.

Nhìn tổng thể, ông Hòa cho rằng, định giá chung hiện nay thị trường đang trong trạng thái không đắt nhưng cũng không rẻ. Thời kỳ rẻ nhất là thời điểm đáy của Covid khi P/E khoảng 10,4 lần; đáy của tháng 11/2022, lúc VN-Index khoảng 870 điểm thì P/E của thị trường khoảng 9,2 lần. Hiện nay, P/E đang ở mức khoảng 13,3 lần.

“Đỉnh chúng ta thấy gần nhất trong 5 năm gần đây khi P/E khoảng 20,8 - 21 lần. Tuy nhiên, tiền rẻ nhất trong giai đoạn này có vẻ như đã qua. Giờ đến giai đoạn chúng ta cần phải chắt lọc các cơ hội một cách thận trọng hơn, cũng như phải tiến hành quản trị rủi ro cho danh mục của mình chặt chẽ hơn”, ông Hòa cho biết.

Dự báo kịch bản thị trường cho năm 2024, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu (MBS) cho biết, ước tính tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của các doanh nghiệp niêm yết trên toàn thị trường chỉ có thể đạt mức khoảng 3,6%. Tuy nhiên, năm 2024, dự báo lợi nhuận tăng trưởng của thị trường có thể đạt mức 16,8%. Động lực chủ yếu đến từ những lĩnh vực sẽ phục hồi so với năm 2023 như: bán lẻ, vật liệu cơ bản, hàng hóa, điện hay ngân hàng… Điểm rơi lợi nhuận của thị trường trong năm 2024 có thể rơi vào quý III với mức tăng trưởng khoảng 30%.

Dựa trên kịch bản về tăng trưởng lợi nhuận khoảng 16,8% trong năm 2024, kết hợp với cả mức P/E dự báo khoảng 12 - 12,5 lần, ông Dũng dự báo, trong kịch bản cơ sở với xác suất là 70%, VN-Index có thể đạt mức 1.300 đến 1.350 điểm.

Tầm nhìn dài hạn cho TTCK

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, năm 2024, dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, các chính sách tài chính, tài khóa năm 2024 cần linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biến tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực. Trong năm 2024, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ cùng với các bộ, ngành chỉ đạo UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cùng các công ty con và Tổng công ty Lưu ký bù trừ chứng khoán Việt Nam tập trung mọi nỗ lực để phát triển TTCK Việt Nam một cách bền vững.

Theo đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chú trọng chất lượng và tiến độ sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc với tầm nhìn dài hạn cho mục tiêu phát triển TTCK bền vững. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, đảm bảo hệ thống giao dịch lưu ký, thanh toán bù trừ trên TTCK vận hành một cách liên tục, an toàn, thông suốt, sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động để đảm bảo sự đồng bộ về giao dịch, thanh toán sau giao dịch tại các Sở Giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký bù trừ chứng khoán Việt Nam; phát triển các sản phẩm mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức niêm yết đăng ký giao dịch, các định chế trung gian và các nhà đầu tư.

Ngoài ra, UBCK tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chủ động theo dõi các đơn vị để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, nâng cao chất lượng hàng hóa của thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đảm bảo tính răn đe, kỷ luật, kỷ cương của thị trường, bảo vệ quyền lợi, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, hỗ trợ TTCK hoạt động ngày càng minh bạch, lành mạnh, khôi phục niềm tin của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.

“Với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm giữ vững ổn định tăng trưởng vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và những giải pháp nêu trên, TTCK Việt Nam sẽ có một năm 2024 phát triển cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn, hiệu quả cho nền kinh tế và là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của Chính phủ”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho hay.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại thương chiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hành trình tìm lại điểm cân bằng trong tuần giao dịch từ 14 - 18/4, khi nhiều yếu tố hỗ trợ đang hội tụ.
Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data