Bước hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam
![]() | Thị trường chứng khoán phái sinh: Tất cả đã sẵn sàng |
![]() | Góp phần hoàn thiện bức tranh chứng khoán Việt |
![]() | Kỳ vọng từ thị trường chứng khoán phái sinh |
Ngày mai (10/8), thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) sẽ chính thức được khai trương sau nhiều năm chuẩn bị. Tất cả hệ thống đã sẵn sàng và cho đến thời điểm này, theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đã có khoảng 1.200 tài khoản đăng ký tham gia thị trường.
Giờ G đã điểm
“Phát triển TTCKPS là thông lệ quốc tế, đây là thị trường có mức độ rủi ro cao, nên quan điểm của UBCKNN là phải đi từng bước chắc chắn, vừa đi vừa đánh giá lại để đảm bảo hạn chế ảnh hưởng ngược lại đến TTCK cơ sở, để hai thị trường cùng phát triển. Do đó giai đoạn đầu, UBCK trình Bộ Tài chính và Bộ trình Chính phủ cho vận hành hợp đồng rổ VN30, sau đó sẽ nghiên cứu xem xét tiếp theo sẽ là cho HNX30, tiếp đó là hợp đồng tương lai trái phiếu...”, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCKNN nói. Tuy nhiên, đánh giá về phiên giao dịch đầu tiên, ông Sơn cho rằng sẽ chưa thể sôi động bởi đây là thị trường mới, NĐT còn nghe ngóng và tìm hiểu thêm.
![]() |
Việc khai trương TTCKPS là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của TTCK Việt Nam |
Tổng giám đốc Công ty chứng khoán MB (MBS) Trần Hải Hà cũng cho biết, hiện nay đã có khoảng trên dưới 1.200 tài khoản được mở ở 7 CTCK. Riêng với MBS, đơn vị này cũng đã xây dựng chương trình mở tài khoản ở 7 chi nhánh đang hoạt động trên toàn quốc. Dự kiến từ nay đến cuối năm, sẽ có trên 300 tài khoản về phái sinh được mở ở MBS.
Về phân loại NĐT tham gia thị trường, ông Hà cho biết hiện nay 90% mở tại MBS là tài khoản của NĐT cá nhân. TTCKPS rất mới, nên rủi ro chưa thể lường hết, vì vậy từ 2016, MBS đã đào tạo nhân sự, tổ chức nhiều chương trình đào tạo cho khách hàng. Riêng từ đầu năm đến nay, MBS đã triển khai trên 8 lượt đào tạo cho NĐT và môi giới.
“Với tình hình như vậy, mức độ phát triển thị trường ban đầu chắc chắn sẽ tương đối dè dặt. Tuy nhiên, sự phát triển của TTCKPS sẽ tăng dần đều cùng với TTCK cơ sở và năng lực của NĐT tham gia thị trường”, ông Hà nhận định.
Trong khi đó, ông Dương Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc VSD cho biết, VSD, HNX, ngân hàng thanh toán VietinBank cùng các CTCK đã nhóm họp trước khi thị trường này khai trương. Tất cả đều nhận định rằng, đây là thị trường hoàn toàn mới nên quản trị rủi ro phải được đặt lên hàng đầu. NĐT muốn tham gia TTCKPS phải mở tài khoản tại CTCK là thành viên bù trừ. Đây là điều kiện bắt buộc bên cạnh quy định khác là khi tham gia, phải nộp tiền ký quỹ. Hệ thống cũng đã thiết kế 3 ngưỡng cảnh báo là 80%, 90% và 100% đối với vị thế NĐT. Hai ngưỡng đầu sẽ gửi cho HNX và thành viên bù trừ, nếu tỷ lệ này vượt đến 100%, lúc đó hệ thống sẽ có chức năng tạm dừng giao dịch và yêu cầu thành viên phải nộp ký quỹ bổ sung.
“Giao dịch phái sinh khác giao dịch thị trường cơ sở ở chỗ CTCK cung cấp dịch vụ cho NĐT, nếu NĐT mất khả năng thanh toán thì CTCK phải chịu trách nhiệm cuối cùng về thanh toán. Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm việc thanh toán của NĐT và của chính mình trước VSD. Bên cạnh đó, tính đòn bẩy trên thị trường này rất cao, nên yêu cầu phải nộp ký quỹ trước với tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 10%. Đây là quy định bắt buộc NĐT phải thực hiện, giúp đảm bảo việc vận hành thị trường thông suốt và an toàn”, ông Tuấn nói.
Gia tăng cơ hội, thu hút đầu tư
Liên quan đến tiêu chí giám sát của TTCKPS, ông Nguyễn Anh Phong, Phó tổng giám đốc HNX cho biết, cơ bản không khác nhiều TTCK cơ sở. Các tiêu chí này nhằm xác định các hành vi liên quan đến thao túng làm giá, các biến động lớn, mạnh trên thị trường. Thị trường này không có giao dịch nội gián vì không có các tổ chức phát hành.
Đối với các nội dung liên quan đến thuế và phí của NĐT khi tham gia thị trường, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho biết, do chưa có biểu phí riêng về TTCKPS, nên HNX và VSD căn cứ vào thực tiễn để quy định. Tuy nhiên, tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính là hỗ trợ thị trường trong giai đoạn đầu, có thể là trong 3 tháng hoặc 6 tháng đầu sẽ không thu phí. Còn với CTCK, do cũng chưa có quy định, nên CTCK cũng tự căn cứ thực tiễn để quy định mức phí phù hợp. Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho biết, các CTCK cam kết là sẽ không thu phí NĐT trong ít nhất 3 tháng đầu vận hành thị trường, sau đó tùy tình hình sẽ có điều chỉnh phù hợp.
Về thuế, UBCK từng có đề xuất Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội miễn và giảm thuế đối với chuyển nhượng CKPS như thông lệ quốc tế, nhưng chưa được chấp thuận do chưa đánh giá tác động đến thu ngân sách. Chính vì vậy, Bộ Tài chính vẫn triển khai như với thuế trên TTCK cơ sở, sau đó sẽ đánh giá lại con số thực để tính toán miễn, giảm thuế...
Ông Phạm Hồng Sơn cũng cho rằng, việc khai trương TTCKPS là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. Cùng với sự phát triển của TTCK cơ sở, việc phát triển những công cụ đầu tư mới như CKPS trở thành một nhu cầu thiết thực, là bước tiếp theo để hoàn chỉnh cấu trúc thị trường tài chính bao gồm thị trường huy động vốn và thị trường phân tán rủi ro. Sự ra đời của TTCKPS cũng giúp cải thiện cơ sở NĐT, thu hút thêm các NĐT nước ngoài, đặc biệt là các NĐT tổ chức, nhờ đó, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường cơ sở.
Với việc khai trương này, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ năm có TTCKPS trong khu vực ASEAN bên cạnh Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
