agribank-vietnam-airlines

Thi hành án tín dụng ngân hàng đối mặt nhiều khó khăn

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Phát biểu tại Toạ đàm “Thực trạng thi hành án tín dụng ngân hàng, biện pháp giải quyết đối với các vụ việc tồn đọng và đề xuất hoàn thiện pháp luật về thi hành án tín dụng ngân hàng” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) và IFC tổ chức ngày 14/12/2023, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam khẳng định, hoạt động thi hành án dân sự có vai trò quan trọng, nhằm bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án được thi hành theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án (bên có quyền).
aa
Phối hợp thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự liên quan đến tín dụng ngân hàng Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận về công tác thi hành án, chống tham nhũng Phú Yên: Gỡ khó cho thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án, công tác thi hành án tín dụng ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi thông dòng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, từ năm 2022 đến nay, do tác động của kinh tế thế giới và trong nước, doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn, nợ xấu ngành Ngân hàng có xu hướng tăng cao, trong khi việc thi hành án tín dụng ngân hàng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế về quy định pháp luật, về áp dụng pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền, làm cho nhiều vụ việc thi hành án bị trì hoãn trong thời gian dài, số lượng vụ việc tồn đọng còn nhiều, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ xấu của ngân hàng.

Thi hành án tín dụng ngân hàng đối mặt nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ việc thi hành án tín dụng ngân hàng đang bộc lộ nhiều khó khăn

Báo cáo khó khăn, vướng mắc của các TCTD liên quan đến thi hành án tín dụng ngân hàng và đề xuất, kiến nghị, ông Nguyễn Văn Trình, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng, cho biết, Hiệp hội Ngân hàng nhận được phản ánh của các ngân hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh về việc nhiều vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng tồn đọng trên địa bàn với số lượng lớn, trong đó nhiều vụ đã tồn dọng rất nhiều năm chưa được giải quyết. Nguyên nhân của những vụ việc tồn đọng trên tập trung các nhóm: Vướng mắc từ phía cơ quan thi hành án, cơ quan có thẩm quyền, vướng mắc do quy định pháp luật và áp dụng pháp luật.

Về vướng mắc từ phía cơ quan thi hành án dân sự, mặc dù công tác phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự và các TCTD đã có chuyển biển tích cực, tuy nhiên có nơi có lúc còn gặp vướng mắc, cơ quan thi hành án chưa chủ động tổ chức thi hành vụ việc dẫn đến nhiều vụ việc thi hành án tín dụng ngân hàng chậm trễ chưa được giải quyết (trong 71 vụ việc thi hành án tồn đọng tại 12 TCTD trên địa bàn TP. HCM mà Hiệp hội Ngân hàng nhận được thì có nhiều vụ việc vướng mắc từ phía cơ quan thi hành án).

Cụ thể, cơ quan thi hành án chậm kê biên/xử lý tài sản bảo đảm; cơ quan thi hành án chậm bàn giao tài sản cho TCTD; tài sản bảo đảm mà TCTD đề nghị kê biên có sai lệch về diện tích (thừa, không phát hiện nguyên nhân) hoặc tài sản bảo đảm có tài sản gắn liền với đất của thửa liền kề xây chồng lấn); cơ quan thi hành án liên tục thay đổi chấp hành viên.

Về vướng mắc do quy định pháp luật hoặc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trên thực tế, có thể kể đến một số vướng mắc điển hình liên quan đến: Tạm ngưng thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án để giải quyết tranh chấp, khiếu nại; xác định tỷ lệ bảo đảm khi xử lý tài sản thi hành án; về kê biên tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; định giá, định giá lại tài sản thi hành án khi tổ chức kê biên tài sản.

Tại Tọa đàm, đại diện các TCDT như Vietcombank, VIB, OCB, Seabank, ABBank… đã chia sẻ những trường hợp cụ thể xảy ra tại từng TCTD để chỉ rõ hơn những vướng mắc, khó khăn mà các TCTD vướng phải liên quan quan đến thi hành án tín dụng.

Xác định việc thi hành án tín dụng ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1, Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp cho biết, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch công tác của Tổ xử lý nợ xấu, ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan Thi hành án dân sự địa phương triển khai Kế hoạch, thi hành Nghị quyết số 42, chủ động kiểm tra, rà soát các vụ việc có điều kiện, xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành từng vụ việc để đẩy nhanh tiến độ và giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài.

Kết quả tổ chức thi hành án tín dụng, ngân hàng 12 tháng năm 2023 (từ 1/10/2022 đến 30/9/2023): Tổng số phải thi hành là 39.710 việc, tương ứng hơn 153.681 tỷ đồng (tăng 2.652 việc, hơn 16.370 tỷ đồng so với cùng kỳ 2022). Đã thi hành xong 4.963 việc, tương ứng gần 21.265 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 21,54% về việc, 24,11% về tiền).

Công tác Thi hành án dân sự đối với thu hồi nợ cho các TCTD dù nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để tổ chức thi hành án, tuy nhiên, do hệ lụy của đại dịch COVID-19 gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản trầm lắng không thu hút được khách hàng mua tài sản thi hành án, dẫn đến khả năng thi hành bản án bị hạn chế, hiệu quả thu hồi nợ cho TCTD chưa đáp ứng yêu cầu.

Mặt khác, cũng xuất phát từ tính chất tài sản bảo đảm để thi hành án còn nhiều vướng mắc, không kê biên đươc; tài sản bán nhiều lần không có người mua; người phải thi hành án cố tình trốn tránh, chống đối, tẩu tán tài sản…

Ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng phòng Nghiệp vụ Thi hành án, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, tranh chấp hợp đồng tín dụng được Toà án thụ lý giải quyết ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án hai cấp TP. Hồ Chí Minh còn bất cập, đặt ra những yêu cầu vừa cấp bách, vừa lâu dài với mục tiêu nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Từ ngày 1/1/2023 đến ngày 30/11/2023, Tòa án nhân dân hai cấp TP. Hồ Chí Minh thụ lý mới 3.422 vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Với số liệu nêu trên cho thấy tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án hai cấp TP. Hồ Chí Minh là rất lớn.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự

Trong thời gian tiếp theo, bà Hà cho biết, Tổng cục Thi hành án dân sự xác định nhiệm vụ công tác Thi hành án dân sự nói chung, trong đó có có thi hành án tín dụng ngân hàng, trước mắt và lâu dài sẽ ngày càng khó khăn, phức tạp đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao. "Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về Thi hành án dân sự, nhất là hoàn thiện Luật Thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác Thi hành án dân sự", bà Nguyễn Thị Thu Hà nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phong đưa ra 5 đề xuất để đẩy

Thứ nhất, các quy định cần được pháp điển hóa thành luật, quy định thống nhất, rõ ràng. Hàng năm cần có sự rà soát, bãi bỏ những văn bản quy định lỗi thời, bất cập, chồng chéo mâu thuẫn.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản đối với cá nhân và pháp nhân, còn các chủ thể khác như hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân lại không quy định điều chỉnh như trước đây

Thứ ba, về vấn đề bên thứ ba dùng tài sản của mình để thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Pháp luật cần hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp này là hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh. Về phía ngân hàng cũng cần có quy định chặt chẽ trong quá trình thẩm định tài sản thế chấp.

Thứ tư, về định giá tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản. Cần thống nhất cơ sở xác định giá bất động sản theo hướng hình thành những căn cứ nhất định, chứ không để xác định một cách “tràn lan”.

Thứ năm, cần xây dựng Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

Hiện ở các ngân hàng, tiền gửi 1 tháng có tính chất linh hoạt, phù hợp với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng tiền gấp, nhưng lãi suất lại cao hơn hẳn so với tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Ngân hàng UOB của Singapore kì vọng trong thời điểm hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách, với lãi suất tái cấp vốn duy trì ở mức 4,50%.
Bảo hiểm nông nghiệp –  "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Bảo hiểm Agribank (ABIC) đề xuất mô hình bảo hiểm tổng thể cho HTX Quảng Ninh là nội dung mà ABIC đã tham gia Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ninh tổ chức chiều ngày 9/4/2025. Hội thảo không chỉ là diễn đàn trao đổi chuyên môn, mà còn là nơi khơi nguồn cho những mô hình thử nghiệm thực tiễn – nhằm tiến tới xây dựng một hệ sinh thái bảo hiểm nông nghiệp bền vững.
Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (11/4), tỷ giá trung tâm giảm 41 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 150-189 đồng so với phiên trước.
Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (10/4), tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm với biên độ phổ biến từ 100-320 đồng so với phiên trước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data