agribank-vietnam-airlines

Thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục giảm

M.Hồng
M.Hồng  - 
Số người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới tiếp tục giảm trong tuần cuối tháng Bảy, khi tình trạng sa thải nhân công giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 21 năm và các công ty giữ chặt nhân lực trong bối cảnh thiếu hụt lao động.
aa
that nghiep tai my tiep tuc giam

Báo cáo thất nghiệp hàng tuần được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm - dữ liệu cập nhật nhất về sức khỏe nền kinh tế, cho thấy số người thất nghiệp vào cuối tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng tại Mỹ, khi các doanh nghiệp không còn bị buộc đóng cửa để làm chậm làn sóng dịch bệnh.

Mặc dù dữ liệu nói trên không quan trọng bằng báo cáo bảng lương phi nông nghiệp đang được các thị trường theo dõi sát sao, nhưng nó củng cố kỳ vọng của các nhà kinh tế về khả năng một tháng tăng trưởng việc làm mạnh mẽ nữa.

Báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng Bảy sẽ được phát hành vào thứ Sáu (giờ Mỹ).

“Quy chiếu để ước tính số việc làm được tạo thêm trong tháng Bảy thì có thể cho rằng sẽ có sự gia tăng đáng kể trong bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào hôm nay", Chris Low, chuyên gia kinh tế trưởng tại FHN Financial ở New York, nói.

Thống kê đơn xin trợ cấp thất nghiệp do các tiểu bang công bố sớm cho thấy con số đã giảm 14.000 xuống mức 385.000 trong tuần kết thúc vào ngày 31/7. Dữ liệu của tuần trước đã được điều chỉnh và số đơn trợ cấp thất nghiệp ít hơn 1.000 so với báo cáo trước đó.

Các nhà kinh tế do Reuters thăm dò đã dự báo có 384.000 đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp trong tuần vừa qua. Các dữ liệu sơ bộ, mà các nhà kinh tế cho rằng chỉ báo sát hơn về thị trường lao động, đã giảm 20.602 xuống 323.763 đơn vào tuần trước.

Hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự bùng phát trở lại các ca nhiễm COVID-19, do biến thể Delta của coronavirus gây ra, đang làm gián đoạn hoạt động kinh tế. Gần một nửa dân số Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ.

Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã giảm ở Florida, một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi làn sóng COVID-19 tính đến nay. Tương tự là số đơn cũng giảm đáng kể ở các bang Texas, Pennsylvania, Michigan và Tennessee.

"Số liệu trong tuần qua là dữ liệu mới nhất về thị trường lao động trong bối cảnh số ca COVID-19 gia tăng do biến thể Delta, và dù số trường hợp lây nhiễm gia tăng thì vẫn chưa thẩy tình trạng sa thải lớn", Robert Frick, chuyên gia kinh tế tại Navy Federal Credit Union ở Vienna, Virginia, nói. "Cùng với dữ liệu về các chuyến bay hàng không và đặt chỗ nhà hàng, có vẻ như nền kinh tế vẫn đang tăng tốc bất chấp làn sóng lây nhiễm mới".

Dù vậy, số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp được công bố vẫn cao hơn mức trước đại dịch (so với 256.000 đơn), mặc dù đã giảm từ mức kỷ lục 6,149 triệu đơn vào đầu tháng 4/2020.

Tuy nhiên, vẫn còn đó lo ngại rằng các trường hợp COVID-19 gia tăng có thể làm chậm sự phục hồi của thị trường lao động trong bối cảnh thiếu nhân lực. Tính đến cuối tháng Năm, đã có tới 9,2 triệu việc làm được tuyển dụng - mức kỷ lục. Chỉ còn khoảng 9,5 triệu người thất nghiệp chính thức.

Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi hoàn toàn trong quý II, cho thấy GDP chỉ bị giảm mạnh trong thời gian rất ngắn vì suy thoái do đại dịch. Một báo cáo công bố hôm thứ Năm từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại của nước này đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Sáu, khi các doanh nghiệp nỗ lực tăng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.

Thị trường cổ phiếu trên Phố Wall tăng. Chỉ số đô la Mỹ (DXY) ổn định so với rổ tiền tệ. Trái phiếu kho bạc Mỹ giảm giá.

M.Hồng

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data