Thanh toán điện tử: Công cụ để chi trả trợ cấp xã hội kịp thời và chính xác
![]() | Gắn chi trả điện tử trong đổi mới chính sách trợ giúp xã hội |
![]() | Thanh toán không dùng tiền mặt "bùng nổ" trong dịch vụ công |
![]() | Ngân hàng tăng tốc thanh toán không tiền mặt |
![]() |
Ông Nguyễn Ngọc Toản, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội |
Cục Bảo trợ xã hội đã đặt mục tiêu từ năm 2023 việc trả lương hưu, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo hiểm thất nghiệp, sẽ thực hiện thanh toán điện tử, và đến 2025 nhóm cuối cùng là đối tượng bảo trợ xã hội cũng sẽ không dùng tiền mặt để chi trả. Vì sao có mục tiêu này, thưa ông?
Trong thực tiễn, chúng ta thực hiện chính sách trợ giúp xã hội sẽ có những thuận lợi trong quá trình triển khai nhưng cũng gặp những rào cản nhất định. Trong đó, những yêu cầu, đòi hỏi thực hiện chính sách xã hội phải nhanh, kịp thời và chính xác luôn được nêu cao.
Vì vậy, công cụ để chúng tôi - những người làm công tác chính sách an sinh xã hội - đảm bảo việc thực hiện nhanh, kịp thời và chính xác không gì có thể thay thế được ứng dụng công nghệ- thông tin trong khâu đăng ký, xác định đối tượng, ra quyết định thực hiện chính sách tại các cơ quan quản lý cũng như thiết lập hệ thống thanh toán điện tử.
Với việc thực hiện nhanh, kịp thời và chính xác như ông nói, ai sẽ được hưởng lợi nhất?
Nhìn tổng thể, đó là tất cả các đối tượng khi hưởng chế độ chính sách. Chúng ta kết hợp được kênh đăng ký cũng như kênh thanh toán điện tử thì tất cả các đối tượng đều sẽ được hưởng lợi, nhất là các đối tượng sống ở vùng có điều kiện tài chính và hệ thống ngân hàng đảm bảo, có hệ thống thanh toán tốt.
Đối với những vùng khó khăn, không có điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì các phương thức thanh toán truyền thống, tiền hỗ trợ được chuyển trực tiếp đến người dân.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện thí điểm chi trả điện tử an sinh xã hội tại Cao Bằng và đang chuẩn bị triển khai tại Vĩnh Phúc. Sau thời gian thí điểm, có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?
Vừa rồi, chúng tôi có thử nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng thuộc nhóm chính sách bảo trợ xã hội ở một số địa phương trên phạm vi rất nhỏ về phương thức và cách thức làm. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều thuận lợi.
Do có một bộ phận người dân có sẵn thẻ, tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử nên rất thuận lợi để các đơn vị thực hiện chi trả tiền trợ cấp xã hội cho người dân. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp giảm thời gian đi lại nhận trợ cấp cho người dân, cán bộ chi trả dễ kiểm soát dòng tiền, thời gian kho bạc duyệt chi cũng giảm...
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn.
Thứ nhất, một bộ phận dân cư chưa có kỹ năng cũng như kinh nghiệm tiếp cận với hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán điện tử thì rất khó tiếp cận với phương thức chi trả này.
Thứ hai, hạ tầng về thanh toán điện tử của chúng ta phát triển chưa toàn diện và đồng bộ ở các địa điểm khác nhau nên ở những vùng chưa phát triển dịch vụ thanh toán điện tử thì đối tượng muốn tiếp cận cũng rất khó khăn.
Thứ ba, chúng ta chưa ứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ thông tin, giải pháp thanh toán trong thực hiện chính sách.
Vai trò của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong quá trình đẩy mạnh chi trả điện tử an sinh xã hội như thế nào?
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khâu thực hiện thanh toán cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Khi chúng ta thiết lập được kênh thanh toán, tiền chính sách sẽ chuyển qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng theo danh sách với các mức đã được quy định.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khi đó vừa quản lý chi trả vừa hỗ trợ cho cơ quan quản lý theo dõi, giám sát, cũng như phản hồi thông tin trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách.
Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chi trả điện tử an sinh xã hội trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Thực hiện kế hoạch thanh toán không dùng tiền mặt trong chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Cục Bảo trợ xã hội đang có những kế hoạch tiến tới xây dựng mã số an sinh xã hội, xây dựng dữ liệu quốc gia về đối tượng an sinh xã hội, gắn kết các khâu đăng ký, xét duyệt chính sách và thực hiện thanh toán, chi trả nhằm tiết kiệm chi phí hành chính, hạn chế sai sót, tăng cường minh bạch.
Khi thực hiện được mô hình này, hy vọng chúng ta sẽ chuyển dần được mức độ và số lượng đối tượng bảo trợ xã hội tiếp cận được hệ thống thanh toán không tiền mặt. Từ đó, tiền có thể được chuyển theo phương thức thông qua ngân hàng điện tử, ví điện tử…
Tin liên quan
Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững
