Thanh khoản nhìn từ phái sinh
![]() | Chứng khoán phái sinh tháng 5/2019: Lượng hợp đồng mở gấp 1,5 lần tháng trước |
![]() | Thấy gì từ việc thêm phí phái sinh |
Trong những phiên gần nhất, thanh khoản trên thị trường cơ sở dao động trong khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng/phiên, chỉ ở mức trung bình, nhưng thanh khoản trên phái sinh lại từ 6.500-10.000 tỷ đồng/phiên. Thực tế thì mốc 3.000 tỷ đồng/phiên đã được duy trì trong một thời gian rất dài trên thị trường. Nếu so với giai đoạn cuối 2017 đầu 2018 khi thanh khoản có thể lên đến 8.000-10.000 tỷ đồng/phiên thì giao dịch hiện nay có vẻ ảm đạm, nhưng với việc thị trường ngoài cơ sở còn có phái sinh thì phải có những tính toán tổng thể. Nếu tổng cộng giá trị của cả giao dịch phái sinh lẫn cơ sở thì thanh khoản của cả 2 thị trường lên đến mốc 10.000 tỷ đồng/phiên, thậm chí còn hơn, như vậy chắc chắn không phải là ít.
Mặt khác, dòng tiền cũng phản ánh nhu cầu của thị trường, khi mà thị trường phân hóa đến mức khắc nghiệt, chẳng hạn VN-Index tăng nhưng chưa chắc cổ phiếu mà nhà đầu tư chọn đã tăng thì để chắc ăn hơn, có thể chọn giải pháp “mua thị trường” thông qua việc giao dịch các hợp đồng tương lai. Dù tiền đang nằm ở cơ sở hay phái sinh thì vẫn đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán dù giao dịch kênh nào vẫn có phí.
![]() |
Các sản phẩm phái sinh sẽ làm tăng thanh khoản cho thị trường |
Sắp tới đây, khi chứng quyền có đảm bảo (CQCĐB) được đi vào hoạt động, nhiều khả năng sẽ lại có sự chia sẻ, liên thông giữa các thị trường mạnh mẽ hơn nữa. Đơn cử, CQCĐB sẽ được xây dựng dựa vào một số mã chứng khoán, như vậy, sẽ có sự dịch chuyển dòng tiền giữa cổ phiếu và CQCĐB, hoặc thậm chí khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư vẫn có thể mua thêm CQCĐB để làm công cụ phòng ngừa rủi ro.
Nếu như trước đây, từ chỗ mua cổ phiếu, nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền phái sinh để mua hợp đồng tương lai được xem như mua thị trường, thì hiện nay, nhà đầu tư nếu muốn mua phái sinh, nhưng liên quan đến từng cổ phiếu thì có thể mua CQCĐB, như vậy các lựa chọn sẽ trở nên đa dạng hơn và từ đó có thể khiến cho NĐT bỏ tiền ra nhiều hơn.
Nói đến đây, sẽ thấy rằng, về mặt tổng thể, phái sinh đã góp phần hút tiền thêm cho thị trường chung, còn tiền sẽ chảy về kênh nào thì sẽ do nhà đầu tư hoặc cục diện của thị trường quyết định.
Ở đây, cũng có thể đưa ra nhận định sơ bộ về các kênh, chẳng hạn từ chứng khoán cơ sở, chảy qua hợp đồng tương lai, hoặc chảy qua CQCĐB sẽ như thế nào. Trước mắt, dòng tiền có thể luân chuyển nhanh hơn, thậm chí gắt hơn giữa các kênh, không loại trừ sẽ có những sự sụt giảm ở từng kênh trong ngắn hạn. Chẳng hạn, dòng tiền phái sinh từ hợp đồng tương lai có thể phân bổ thêm cho CQCĐB, rồi dòng tiền tham gia cổ phiếu cũng có thể đổ vào cho CQCĐB để phòng ngừa rủi ro hoặc tìm cơ hội.
Với việc nhà đầu tư đã quen với phái sinh, thì việc tiếp cận với CQCĐB sẽ dễ dàng hơn và có thể giá trị giao dịch cho sản phẩm này cũng sẽ bùng nổ nhanh hơn so với hợp đồng tương lai trước đây. Tuy nhiên, cán cân cung-cầu cũng sẽ cân đối dần để tạo ra sự ổn định cho dòng tiền trở lại. Nói thí dụ, nếu một kênh nào đó có thanh khoản thấp, có thể tạo ra những biến động mạnh và biến động trong ngắn hạn có thể tạo ra rủi ro, đi kèm với đó là cơ hội, dòng tiền vì vậy cũng sẽ quay trở lại để nắm bắt cơ hội và cân bằng trở lại.
Điều này đã từng diễn ra khi chênh lệch khá lớn về thanh khoản giữa phái sinh và cơ sở cách đây 1 năm. Khi đó, dòng tiền trên thị trường cơ sở bị sụt giảm do chuyển sang phái sinh đã tạo ra những biến động mạnh. Tuy nhiên, khi đó, dòng tiền bắt đáy đã quay trở lại thị trường cơ sở ở những thời điểm VN-Index xuống dưới ngưỡng 900 điểm và nhờ vậy lại có những cơ hội sinh lãi.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
